CEO Là Gì? 5 Bí Quyết Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Cho CEO

CEO là gì? 5 Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO.

CEO là gì? Một CEO không chỉ cần những tố chất cần thiết như thông minh, vượt khó cao, có óc tư duy chiến lược, tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, kiên nhẫn, quyết đoán, có thần thái, uy lực của người chỉ huy, luôn cập nhật kiến thức quản trị mới, tự đào sâu, tự tìm tòi nghiên cứu… Đây được ví như một quá trình học tập không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, bên cạnh đó để có thể dẫn dắt công ty thành công thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với CEO. Hãy cùng TrungThanh.Net tìm hiểu CEO là gì? Bí quyết nào sẽ giúp xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO trong bài viết dưới đây.

1. CEO hay Giám đốc điều hành là gì?

CEO là gì? Trước tiên chúng ta cần hiểu CEO là gì? CEO là viết tắt Tiếng Anh của Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức. Giám đốc điều hành có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức. CEO có quyền quyết định cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty.

CEO có trách nhiệm chung trong việc tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược kinh doanh của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.

Phạm Nhật Vượng  - CEO VinGroup

>>Cách xây dựng Vingroup từ Phạm Nhật Vượng: Tiểu sử của Phạm Nhật Vượng

Giám đốc điều hành đảm bảo rằng sự lãnh đạo của tổ chức duy trì nhận thức liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh bên ngoài và bên trong, cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. CEO có thể đưa ra quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của công ty.

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu, Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.

2. Năm Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

CEO là gì? 5 Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO.
CEO là gì? 5 Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO.

2.1. Xây dựng thương hiệu của riêng CEO với phong cách riêng

Những CEO giỏi nhất có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ để thu hút sự chú ý của công chúng cho doanh nghiệp của họ. Chẳng hạn, Steve Jobs của Apple được biết đến như một CEO cứng rắn đối với nhân viên, có những bài thuyết trình đầy năng lượng và là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Đó là những phẩm chất cho biết Jobs là ai, và Jobs cũng không hề cố tỏ ra là mình có những phẩm chất đó. Một thương hiệu cá nhân của CEO giúp tạo ra sức hút đối với người tiêu dùng và khiến họ quan tâm hơn tới sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Thương hiệu cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện: phát ngôn, hành động, cử chỉ / thái độ, bên cạnh đó người CEO cũng không nên bỏ qua yếu tố hình thức như trang phục. Một bộ quần áo không chỉn chu trong một sự kiện trang trọng cũng có tác động xấu đến hình ảnh của cá nhân CEO và doanh nghiệp.

2.2. Kỹ năng xây dựng đội ngũ các nhân viên

Nếu CEO cho phép nhân viên chia sẻ cởi mở thông điệp của CEO với công chúng, CEO có thể sẽ mất dần đi quyền kiểm soát, nhưng cái đạt được lại là một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu.

Tony Hsieh, CEO của hãng bán lẻ trực tuyến Zappos, là một ví dụ điển hình về việc khuyến khích mọi nhân viên có tài khoản Twitter và kết nối với khách hàng. Hsieh muốn khách hàng trải nghiệm thương hiệu Zappos thông qua chính những con người làm việc cho Zappos. Mỗi nhân viên đều có quyền lợi trong thành công của CEO, bởi thế tốt hơn hết là CEO nên tạo ra quyền năng cho nhân viên, thay vì kìm hãm họ.

CEO là gì? Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO.
CEO là gì? Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO.

Trong thời gian đảm nhiệm chức CEO của Google, Eric Schmidt đã phát triển nhiều nhân tài trong “đế chế” tìm kiếm này, bao gồm Marissa Mayer, người hiện đang đứng đầu các dịch vụ định vị. Giờ thì Schmidt có thể “rảnh tay” tập trung vào nhiệm vụ thúc đẩy công ty tiến lên phía trước, vì những cấp dưới tài năng thừa sức giúp ông có một hình ảnh tốt trong mắt công chúng.

2.3. Tận dụng tối đa chức danh CEO

Giới truyền thông muốn trò chuyện với CEO của các công ty hơn bất kỳ ai khác trong các công ty đó. Bởi vậy, CEO được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá doanh nghiệp ở mức nhiều nhất có thể.

Một ví dụ về CEO biết tận dụng chức danh và thương hiệu uy tín của bản thân là CEO Howard Schultz của hãng cà phê Starbucks. Schultz đã viết nhiều cuốn sách và bài báo nói về mọi vấn đề, từ nền kinh tế, tới chính trị, và công việc làm ăn của ông. Cách làm này khiến công chúng luôn quan tâm tới những gì ông nói.

2.4. Trở thành một người đi đầu về các ý tưởng

Càng giới thiệu rộng rãi được các ý tưởng của mình bao nhiêu, một vị CEO càng chuẩn bị được tư thế sẵn sàng để thu được lợi ích từ các ý tưởng đó bấy nhiêu. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Tổng giám đốc Hãng hàng không VietJet là người như vậy, bà đã đưa ý tưởng về hãng hàng không giá rẻ vào thị trường Việt Nam vào thời điểm tại nước ta chưa có một hãng hàng không giá rẻ nào.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của hãng hàng không VietJet là một CEO đi đầu trong sáng tạo những cái mới, tạo nên hình ảnh thương hiệu cá nhân đầy ấn tượng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của hãng hàng không VietJet là một CEO đi đầu trong sáng tạo những cái mới, tạo nên hình ảnh thương hiệu cá nhân đầy ấn tượng.

Bà Thảo chia sẻ:

“Tất cả đều là những mô hình vận chuyển hàng không đi theo hướng xã hội hóa rộng rãi, nó giúp cho việc đi bằng máy bay được đơn giản như xe buýt và taxi, thay vì quan niệm coi máy bay như cái gì đó rất xa xỉ. Thật ra máy bay cũng chỉ như bất kỳ loại hình vận chuyển nào khác. Nên mình muốn đem máy bay đến những nơi chưa phổ biến loại hình này”.

Trước khi quyết định đầu tư vào hàng không, bà và các cộng sự đã nhìn thấy nhu cầu vận tải hàng không tại Việt Nam cũng sẽ giống như các thị trường quốc tế và có sự nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình phù hợp. Mô hình hàng không bà Thảo kiến tạo và đang theo đuổi là một mô hình lai giữa giá rẻ và truyền thống, bà gọi đó là “hàng không thế hệ mới”. Cụ thể, Vietjet được quản trị theo mô hình quản lý chi phí vận hành khai thác sao cho tối ưu, trong đó gồm chi phí tàu bay, dịch vụ mặt đất, kỹ thuật, và chi phí về nhân lực, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí về con người. Chính điều đó đã mang lại thành công cho hãng hàng không Vietjet.

2.5. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh

Mạng xã hội đã thay đổi căn bản cách xã hội tiếp nhận và xử lý thông tin. Người ta vào mạng nhiều hơn, vào mạng qua thiết bị di động nhiều hơn, thông tin lan truyền với tốc độ nhanh chóng và hơn hết mọi người dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội. Các CEO cần tận dụng mạng xã hội trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Các CEO nên tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube,… phù hợp với phong cách của mình.

Các thông tin trong hồ sơ cá nhân, các thông điệp và “tiếng nói” của mình nhất quán với nhau giữa các tài khoản trên các mạng xã hội khác nhau. Sự nhất quán không chỉ giúp nhà lãnh đạo thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân mà còn giúp tăng khả năng xuất hiện và thứ tự xếp hạng trong các trang web tìm kiếm thông tin như Google.

3. Vai trò của một CEO?

Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã nắm được về CEO là gì? CEO làm gì? Cũng như hình dung được trách nhiệm quan trọng mà một CEO phải gánh vác hay.

Công việc của CEO là gì? – Công việc của giám đốc điều hành
Công việc của CEO là gì? – Công việc của giám đốc điều hành

Để hiểu hơn về vị trí chủ chốt này chúng ta hãy cùng tham khảo cụ thể những vai trò của CEO? hay nói cách khác công việc của CEO là gì? thông qua những chia sẻ dưới đây:

  • Vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
  • Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như những hướng đi cụ thể cho công ty.
  • Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện triển khái những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
  • Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp công ty.
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
  • Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
  • Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
  • Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.

Như vậy trên đây là tổng hợp những vai trò của CEO phải đảm nhiệm trong một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng công việc có thể sẽ nhiều hơn.

4. Tầm quan trọng của giám đốc điều hành – CEO

Mặc dù vai trò và nhiệm vụ của giám đốc điều hành có thể không giống nhau giữa các doanh nghiệp, họ vẫn là những nhân tố chủ chốt trong hoạt động kinh doanh.

4.1. CEO là người xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp

Giám đốc điều hành là người xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp. Với bất cứ một doanh nghiệp nào, tầm nhìn là không thể thiếu.

Tầm nhìn giúp doanh nghiệp luôn xác định được nền móng cho sự phát triển

Trong nền kinh tế liên tục thay đổi, với tốc độ phát triển nhanh chóng, doanh nghiệp thường quên đi mục đích hoạt động ban đầu. Điều này có thể ảnh hưởng tới con đường kinh doanh. Một tầm nhìn rõ ràng sẽ đảm bảo những mục tiêu cốt lõi luôn được đặt lên hàng đầu, cũng như những giá trị được thấu hiểu. Từ đó, toàn bộ hoạt động đều hướng tới những mục tiêu dài hạn trong tương lai.

Tầm nhìn giúp xây dựng văn hóa làm việc

Nhân lực chính là nguồn vốn lớn nhất của doanh nghiệp. Để đạt được những mục tiêu dài hạn, mọi cá nhân đều cần tham gia đóng góp. Một tầm nhìn tốt sẽ giúp tạo ra năng lượng, phát triển ý tưởng và truyển cảm hứng, tạo ra một môi trường làm việc tích cực với hiệu suất cao.

Do đó, có thể thấy, vai trò của CEO là vô cùng quan trọng.

Tâm quan trọng của CEO trong doanh nghiệp

4.2. CEO là người đứng đầu hoạt động của doanh nghiệp

Giám đốc điều hành đứng đầu các hoạt động kinh doanh thường nhật, thực hiện các kế hoạch, quản lý nguồn nhân lực và tài chính của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành giám sát việc thiết kế, marketing, quảng cáo, vận chuyển và chất lượng chương trình, sản phẩm và dịch vụ.

Giám đốc điều hành giám sát, định hướng và đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như hiệu suất làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm các giám đốc cấp cao, các quản lý cấp cao, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức báo cáo. CEO cũng sẽ tham gia vào việc hỗ trợ các nhân viên cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ.

CEO là người nhận báo cáo từ nhiều vị trí cấp cao như giám đốc tài chính (CFO), giám đốc vận hành (COO), giám đốc marketing (CMO) các bộ phận kinh doanh, marketing, sản phẩm, kỹ thuật, dịch vụ khách hàng.

4.3. CEO là người đưa ra cố vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp

CEO có quyền hạn xử lý nhiều hoạt động kinh doanh mà không cần thông qua hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đối với những quyết định quan trọng, họ cũng sẽ là người đưa ra những cố vấn hữu ích. CEO nắm rõ về hoạt động kinh doanh cũng như những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. CEO trực tiếp điều hành và quản lý việc thực hiện các chiến lược chung. Họ có thể cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định một cách chính xác nhất.

4.4. CEO là người xây dựng bộ máy nhân sự điều hành doanh nghiệp

Ngoài những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc điều hành còn tham gia tuyển dụng cũng như giữ chân những nhân sự chủ chốt cấp cao.

Những vị trí cấp cao này có nhiệm vụ đưa ra cố vấn cho giám đốc điều hành trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể: như giám đốc tài chính (CFO) đưa ra cố vấn về tài chính, giám đốc marketing (CMO) đưa ra cố vấn về marketing,… Giám đốc điều hành và các giám đốc này làm việc trên cơ sở hỗ trợ lẫn nhau vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Do CEO làm việc trực tiếp với những vị trí này, họ sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng của nhân sự được tuyển, cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhằm giữ chân nhân tài.

4.5. CEO là người đại diện cho doanh nghiệp

CEO đại diện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện trong ngành công nghiệp hoặc của các hiệp hội, nhóm kinh doanh. Những hoạt động này có thể giúp CEO nâng cao khả năng lãnh đạo, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Giám đốc điều hành còn đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các trách nhiệm với xã hội, các hoạt động cộng đồng tại địa phương hoặc cấp quốc gia.

Đối với một doanh nghiệp, CEO thường là người được biết đến nhiều nhất.

4.6. CEO đảm bảo sự đi lên của doanh nghiệp

Không chỉ điều hành và duy trì các hoạt động kinh doanh hiện có, giám đốc điều hành còn chịu trách nhiệm cho sự đi lên của doanh nghiệp. Họ thực hiện các phân tích, đưa ra các dự báo, chiến lược, hướng đi mới nhằm phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, lôi kéo khách hàng tiềm năng từ đó tăng trưởng doanh thu.

CEO tạo ra một môi trường làm việc liên tục thay đổi, liên tục học hỏi, giúp doanh nghiệp luôn phát triển, đồng thời nâng cao kỹ năng và khả năng của nhân viên.

Trong một nền kinh tế luôn vận động và đổi mới, bất cứ doanh nghiệp nào giậm chân tại chỗ và bảo thủ không chịu thay đổi đều có nguy cơ bị đào thải. CEO là người đảm bảo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.

5. Yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO:

  • Kiến thức đa lĩnh vực: Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ. Vì thế yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
  • Nền tảng về khoa học quản trị: được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.
  • Kinh nghiệm, kĩ năng: Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, mà người điều hành phải là một người dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế. Vì vậy, muốn trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
  • Chịu được áp lực, sức khỏe tốt: CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực, vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.
  • Tố chất bẩm sinh: Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc, ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng. Vì thế không phải ai cũng có thể làm CEO. Các tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.

6. CEO thực hiện các quy trình điều hành tại doanh nghiệp như thế nào?

Với công việc, vai trò cũng như trách nhiệm điều hành, phát triển doanh nghiệp, những CEO họ phải thực hiện rất nhiều công việc. Chúng ta có thể tóm tắt một số quy trình làm việc cơ bản của một Chief Executive Officer như sau:

  • Quy trình chiến lược: đây là quy trình mà CEO sẽ dùng khả năng và kiến thức, kinh nghiệm của mình để là tạo ra các kế hoạch và chiến lược trong việc phân bố nguồn lực hợp lý đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình sản xuất knih doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
  • Quy trình tổ chức: đây là quy trình mà Chief Executive Officer sẽ đảm bảo đủ các yếu tố con người, sự phân công công việc và quản lý kế hoạch triển khai công việc để đáp ứng được yêu cầu mà các chiến lược, kế hoạch đặt ra từ trước đó. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cần phải có đầy đủ yếu tố tổ chức mới có thể vững vàng khẳng định lợi thế của mình trên
  • Quy trình hoạt động: đây là vai trò chủ chốt của giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trong việc làm cầu nối để liên kết giữa 2 đối tượng doanh nghiệp và nhân lực. Đây là một quy trình quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, chính vì đòi hỏi người làm CEO phải có nhiều khả năng, kinh nghiệm mới có thể làm công việc này một cách hiệu quả, kiểm soát tốt mọi tình hình thực trạng của công ty đồng thời tránh được các rủi ro không đáng có.
Chief Executive Officer thực hiện các quy trình điều hành tại doanh nghiệp như thế nào?
Chief Executive Officer thực hiện các quy trình điều hành tại doanh nghiệp như thế nào?
  • Quy trình quản trị: đây là quy trình đòi hỏi nhà quản lý điều hành phải chịu trách nhiệm trong việc tuân thủ theo các quy định của pháp Luật trong việc điều hành và dẫn dắt công ty. Đây là quá trình chỉ được thực hiện ở hội đồng quản trị
  • Quy trình chiến lược dài hạn: CEO là người phải có trách nhiệm thực hiện đề xuất các chiến lược dài hạn của công ty bằng chính khả năng và sự hiểu biết của mình.Đối với một người làm CEO thì tầm nhìn là nhiệm có vai trò quyết định thứ nhất và chiến lược là nhiệm vụ quan trọng chỉ ngay sau tầm nhìn.

7. Làm nghề gì dễ trở thành CEO nhất?

Nhìn vào con đường sự nghiệp của những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, người trẻ có thể tìm thấy những gợi ý quý báu cho bước phát triển tiếp theo nhằm đạt được các vị trí tương tự trong tương lai.

Nhà sáng lập, CEO Amazon – Jeff Bezos là một trong những CEO nổi tiếng hàng đầu thế giới
Nhà sáng lập, CEO Amazon – Jeff Bezos là một trong những CEO nổi tiếng hàng đầu thế giới

CEO của Microsoft Satya Nadella bắt đầu sự nghiệp với vị trí kỹ sư. Trong khi đó, CEO Công ty dịch vụ tài chính Fidelity là Abigail Johnson thì thừa kế vai trò này từ cha mình. Còn CEO Công ty phần mềm SAP National Security Services thì đảm nhận vị trí… nhân viên vệ sinh ở một ngôi trường phổ thông.

Trên thực tế, không hề có “con đường sự nghiệp chung” dẫn một người đến với chiếc ghế điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về cách mà các CEO đạt đến được vị trí của mình hôm nay, LinkedIn đã khảo sát hồ sơ của hơn 12.000 nhà điều hành đến từ 20 quốc gia.

“Có một điều chắc chắn, thế hệ millennials rất quan tâm đến vấn đề thăng tiến trong công việc. Bằng cách nhìn vào con đường sự nghiệp của những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, có thể họ sẽ tìm thấy những gợi ý quý báu cho bước phát triển tiếp theo nhằm đạt được vị trí tương tự trong tương lai”, Sarah O’Brien – Giám đốc nghiên cứu insights, thuộc bộ phận Giải pháp nhân tài của LinkedIn cho biết trên CNBC.

Các chuyên gia nghiên cứu của LinkedIn đã tìm thấy rằng, phần lớn những nhà điều hành hàng đầu thế giới này khởi đầu sự nghiệp với nghề tư vấn. Nghề nghiệp phổ biến thứ hai của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là kỹ sư phần mềm.

10 công việc đầu tiên phổ biến nhất của CEO thế giới (Nguồn: Linkedln)

  1. Chuyên viên tư vấn
  2. Kỹ sư phần mềm
  3. Chuyên viên phân tích
  4. Quản lý bán hàng
  5. Quản lý dự án
  6. Quản lý khách hàng
  7. Nhà quản lý
  8. Nhà sáng lập doanh nghiệp
  9. Trợ lý
  10. Nhà phát triển phần mềm

Theo LinkedIn, các nhà tư vấn có khuynh hướng phải xử lý những thử thách đa dạng ở nhiều doanh nghiệp và nhiều môi trường làm việc khác nhau. Điều này giúp họ có một cơ hội lý tưởng để rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề – loại kỹ năng mà các CEO cần sử dụng hằng ngày.

Cuộc khảo sát còn quan tâm đến các lĩnh vực phổ biến nhất được in trên bằng cấp của các CEO. Theo đó, ngành Khoa học máy tính đã dẫn đầu danh sách này. Các ngành phổ biến tiếp theo trong top 5 lần lượt là Kinh tế, Kinh doanh, Tài chính và Ngân hàng, Kỹ sư điện.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các CEO có khuynh hướng bắt đầu đi làm ở những vai trò có liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh doanh, bán hàng và kỹ sư.

LinkedIn lưu ý, thông tin hồ sơ của các CEO được khảo sát trong báo cáo này có thể không bao gồm những vai trò “sơ khởi”, chẳng hạn như thực tập sinh. Đồng thời, trang mạng xã hội nghề nghiệp này còn nhấn mạnh, thông tin về con đường sự nghiệp của người khác chỉ có tính chất tham khảo, dù có thể là những chỉ dẫn hữu ích nhưng nó không mang tính dự báo tương lai.

8. 10 CEO nổi tiếng nhất thế giới

Dưới đây là 10 CEO hàng đầu thế giới theo bình chọn của Forbes (Thống kê năm 2018).

8.1. Jeff Bezos

  • CEO của Amazon
  • Tuổi: 55
  • Giá trị ròng: 132,5 tỷ USD
  • Giám sát 566.000 nhân viên
Người sáng lập Amazon và Blue Origin Jeff Bezos (Ảnh của Bloomberg)
Người sáng lập Amazon và Blue Origin Jeff Bezos (Ảnh của Bloomberg)

8.2. Larry Page

  • CEO của Alphabet
  • Tuổi: 46
  • Giá trị ròng: 51,1 tỉ USD
  • Giám sát: 88.110 nhân viên
Giám đốc điều hành của Larry Page của công ty mẹ của Google, Alphabet Inc
Giám đốc điều hành của Larry Page của công ty mẹ của Google, Alphabet Inc

8.3. Mark Zuckerberg

  • CEO của Facebook
  • Tuổi: 34
  • Giá trị ròng: 74,2 tỉ USD
  • Giám sát: 27.742 nhân viên
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg

8.4. Warren Buffett

  • CEO của Berkshire Hathaway
  • Tuổi: 88
  • Giá trị ròng: 85,9 tỉ USD
  • Giám sát: 360.000 nhân viên
Warren Buffet - CEO của Berkshire Hathaway
Warren Buffet – CEO của Berkshire Hathaway

8.5. Jamie Dimon

  • CEO của JPMorgan Chase
  • Tuổi: 63
  • Giá trị ròng: 1,31 tỉ USD
  • Giám sát hơn: 250.000 nhân viên
Jamie Dimon - CEO của JPMorgan Chase
Jamie Dimon – CEO của JPMorgan Chase

8.6. Jack Ma

  • CEO của Alibaba
  • Tuổi: 54
  • Giá trị ròng: 41,3 tỉ USD
  • Giám sát: 66.421 nhân viên
Jack Ma - CEO của Alibaba
Jack Ma – CEO của Alibaba

8.7. Doug McMillon

  • CEO của Walmart
  • Tuổi: 52
  • Giá trị ròng: Không rõ ràng
  • Giám sát hơn 2,3 triệu nhân viên
Doug McMillon, CEO của Wal-Mart.
Doug McMillon, CEO của Wal-Mart.

8.8. Tim Cook

  • CEO của Apple
  • Tuổi: 58
  • Giá trị ròng: 625 triệu USD
  • Giám sát hơn: 80.000 nhân viên
Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple
Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple

8.9. Elon Musk

  • CEO của Tesla và SpaceX
  • Tuổi: 47
  • Giá trị ròng: 19,6 tỉ USD
  • Giám sát hơn 5.000 nhân viên tại SpaceX và 37.000 nhân viên tại Tesla
Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX
Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX

8.10. Ma ‘Pony’ Huateng

  • CEO của Tencent
  • Tuổi: 47
  • Giá trị ròng: 45, 3 tỉ USD
  • Giám sát hơn: 44.000 nhân viên
Ma ‘Pony’ Huateng, CEO của Tencent
Ma ‘Pony’ Huateng, CEO của Tencent

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cái nhìn tổng quan CEO là gì? Cũng như những cách để xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO hiệu quả nhất.

Đinh Trung Thành

Đinh Trung Thành

Tôi là một blogger, tôi thích viết & chia sẻ. Blog này chuyên chia sẻ kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp, marketing…Hãy bình luận cảm nhận của bạn về bài viết phía bên dưới nhé. Thanks
Đăng ký
Thông báo về
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Phan Thanh Dieu Phan Thanh Điểu
Phan Thanh Dieu Phan Thanh Điểu
2 năm trước

Cảm ơn bạn đã cho tôi những kiên thức mới

Scroll to Top