ChatGPT là gì? Hướng dẫn A-Z cách dùng ChatGPT năm 2024

chatgpt-la-gi-bia

ChatGPT hiện đang là một từ khóa hot nhất trên Thế giới nhờ khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo để giao tiếp với người dùng. Được phát hành vào ngày 30/11/2022, trong vòng chưa đầy 1 tuần ChatGPT đã thu hút 1 triệu người dùng và sau 40 ngày đã cán đích 10 triệu người sử dụng mỗi ngày.

Vậy Chat GPT là gì? Cách đăng ký tài khoản & Sử dụng ChatGPT như thế nào? Cùng trungthanh.net tìm hiểu ngay nhé!

ChatGPT là gì?

ChatGPT là gì? GPT được viết tắt từ “Generative Pre-training Transformer”. Đây là loại hình ngôn ngữ được phát triển dựa trên Open AI. Nó được vận hành bằng cách sử dụng kỹ thuật máy học gọi là bộ chuyển đổi. Nó sẽ cho phép mô hình xử lý các thông tin đầu vào và đưa ra các kết quả ở đầu ra một cách hiệu quả và chính xác cao.

Theo đó, ChatGPT xây dựng dựa trên GPT-3.5 – một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI, được tinh chỉnh bằng cả 2 kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát. Đặc biệt, mô hình này có định dạng đối thoại giúp ChatGPT có khả năng “trả lời các câu hỏi tiếp theo, thừa nhận lỗi của mình, thách thức các cơ sở không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”.

Thậm chí, GPT còn có thể tạo ra các văn bản với ngôn ngữ tự nhiên như con người viết. Do đó, công cụ đã được sử dụng trong dịch thuật, viết nội dung và lập các đoạn hội thoại.

Kể từ khi ra mắt, công cụ này đã gây bão trên internet và có hơn 1 triệu người dùng trong vòng chưa đầy một tuần cũng như cán đích 10 triệu người dùng mỗi ngày chỉ sau 40 ngày. Hầu hết người dùng đều ngạc nhiên về mức độ thông minh của công cụ chatbot này. Một số ý kiến còn cho rằng ChatGPT là sự thay thế cho Google, vì công cụ này có khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp một cách trực tiếp, gần giống như một người thầy dạy kiến ​​thức cá nhân.

CEO của ChatGPT là ai?

Samuel Altman – CEO OpenAI được xem là ChatGPT. Anh sinh năm 1985, sinh ra và lớn lên ở St. Louis, bang Missouri, có gốc là người Do Thái. Năm lên 8 tuổi, anh được mẹ, là bác sĩ da liễu, tặng chiếc máy tính đầu tiên và nhanh chóng yêu thích nó. Đây cũng là món quà giúp anh định hình tương lai sau này.

Sau khi tốt nghiệp trường trung học John Burroughs ở địa phương, Altman tiếp tục theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford nhưng bỏ học vào năm 2005. Năm 2017, anh nhận bằng danh dự của Đại học Waterloo. Mỹ.

Sam Altman – CEO OpenAI, người được xem như “cha đẻ” của ChatGPT. (Ảnh: Business Today)

Năm 2005, sau khi bỏ học Đại học Stanford, Altman thử thách bản thân ở dự án khởi nghiệp Loopt – ứng dụng di động và mạng xã hội dựa trên vị trí. Loopt từng huy động được 30 triệu USD, nhưng phải đóng cửa năm 2012 vì không thu hút được sự chú ý, sau đó bị thâu tóm với giá 43,4 triệu USD.

Dù không thành công với Loopt, Altman vẫn tiếp tục đầu tư vào các dự án khởi nghiệp công nghệ và đầu quân cho vườn ươm khởi nghiệp nổi tiếng Y Combinato vào năm 2011. Tháng 2/2014, anh được người đồng sáng lập Y Combinato là Paul Graham bổ nhiệm làm chủ tịch công ty ở tuổi 29. Hai năm sau, anh trở thành Chủ tịch YC Group, gồm Y Combinator và các đơn vị khác.

Dưới sự lãnh đạo của Altman, Y Combinator đã tài trợ cho hơn 2.000 dự án khởi nghiệp với tổng giá trị vốn đầu tư hơn 100 tỷ USD.

Ngoài ra Altman còn được biết tới như nhà đầu tư vào nhiều công ty công nghệ nổi tiếng như Airbnb, Stripe, Reddit, Asana, Pinterest, Teespring, Zenefits, FarmLogs, True North, Instacart, Optimizely, Verbling, Soylent, Reserve, Vicarious… Altman cũng từng có thời gian ngắn làm CEO của Reddit vào năm 2014.

Đến 2019, Altman từ chức chủ tịch YC Group để tập trung vào công ty OpenAI. Từ đầu 2020, anh cho biết không còn đóng vai trò nào ở YC nữa.

ChatGPT khác gì so với tìm kiếm Google

1. Khác biệt về giao diện:

Trong khi ChatGPT hiển thị nội dung dưới dạng tin nhắn (chat), tạo cảm giác tự nhiên như đang trò chuyện với một người khác. Thời gian phản hồi khoảng 2-5 giây, tùy theo độ khó của từng vấn đề.

Khi thấy câu trả lời không đầy đủ, không đúng hoặc chưa phù hợp, người dùng có thể chat lại để AI chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải thích dữ liệu, thậm chí xin lỗi nếu nó đưa ra đáp án sai.

Ngược lại, Google đã là công cụ tìm kiếm quen thuộc với người dùng Internet với tốc độ trả kết quả dưới một giây. Kết quả được hiển thị dưới dạng một danh sách các đường link để người dùng tự đọc, chọn lọc và tổng hợp thông tin.

ChatGPT đưa ra câu trả lời trực tiếp, còn Google Search liệt kê đường link để người dùng tự tìm hiểu.

2. Khác biệt về nguồn dữ liệu:

ChatGPT được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ trước năm 2021, nên không thể cung cấp thông tin mới nhất.

Ví dụ, khi hỏi về dân số Việt Nam, ChatGPT đưa ra con số 96,8 triệu người của năm 2021 và không nêu rõ nguồn cụ thể. Trong khi đó, Google trả kết quả là 99.390.738 người vào ngày 31/1, dựa trên số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Đây được nhận định là một hạn chế lớn của ChatGPT.

Theo giải thích từ chính ChatGPT, dữ liệu của nó được lấy từ tài liệu mở và trực tuyến trên Internet. Bên cạnh đó, nó được huấn luyện bằng công nghệ máy học sâu (deep learning) và trí tuệ nhân tạo của OpenAI. Do đó, câu trả lời sẽ không được đa dạng như trên Google Search.

Xét về khía cạnh sàng lọc thông tin, hai bên có cách xử lý khác nhau. Công cụ tìm kiếm của Google cố gắng tránh phần lớn cạm bẫy nội dung bằng cách đẩy phần việc này cho người dùng, để họ tự lọc và đưa ra lựa chọn cho riêng mình.

Ngược lại, ChatGPT tự tổng hợp câu trả lời hoàn chỉnh từ quá trình huấn luyện. Do đó, nó giúp người dùng rút ngắn thời gian khi cần ngay thông tin trong nhiều lĩnh vực, nhưng kém Google Search về khả năng cập nhật và kiểm chứng – vốn quét Internet để tìm dữ liệu theo thời gian thực.

Đối với một số câu hỏi mẹo, ChatGPT dễ bị “lừa” hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa và trả lại đáp án sai. Ngược lại, do dựa trên việc liệt kê đường link, người dùng có thể tìm kiếm các câu đố kèm lời giải nhanh chóng khi dùng Google Search.

Theo nhận định của CNBC, ở giai đoạn này, kết quả từ Google vẫn đáng tin cậy nhờ nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển công cụ tìm kiếm cũng như nguồn tài chính khổng lồ để đầu tư cho công nghệ. Ngược lại, ChatGPT đang trong quá trình thử nghiệm và nhiều lần gặp tình trạng dừng hoạt động do quá tải.

Đánh giá của người dùng về ChatGPT tại Việt Nam

Gần đây, lướt facebook có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt các bài post trên các group công nghệ, marketing… bàn luận rôm rả về công cụ ChatGPT. Điều này cho thấy sức hút từ ChatGPT là điều không thể bàn cãi.

Hiện nay, vì nhà phát triển không hỗ trợ sử dụng công cụ này tại Việt Nam nên để thử mức độ thông minh của công cụ AI này, đã có rất nhiều người dùng Việt tìm cách fake IP sang các nước khác.

Dưới đây là một số câu trả lời của ChatGPT khi được người dùng tại Việt Nam đặt câu hỏi:

ChatGPT trả lời câu hỏi một cách rõ ràng
ChatGPT khi trả lời câu hỏi mô tả về người nổi tiếng
Khi được hỏi về những lĩnh vực nằm ngoài khả năng nhận thức ChatGPT sẽ chọn phương án trả lời mở nghĩa là mặc dù không biết rõ về nhân vật mà người dùng hỏi nhưng sẽ trả lời theo kiến thức mà ChatGPT biết đến

Tuy nhiên, theo đánh giá của người dùng Việt Nam, ChatGPT vẫn còn những hạn chế nhất định. Một người dùng Việt Nam liên tục đặt ra những câu hỏi để thử thách ChatGPT:

Hạn chế của ChatGPT là gì?

Ngoài những tính năng vô cùng vượt trội mà ChatGPT mang lại cũng phải kể đến những hạn chế của ChatGPT

1. Thiếu tầm nhìn tổng quan

GPT là một công cụ do đó nó sẽ thiếu tầm nhìn tổng quan về ngữ cảnh được cung cấp không đủ. Lúc này, nền tảng sẽ tạo ra các nội dung không chính xác hoặc vô nghĩa với người dùng.

2. Khó xử lý nhiều chủ đề cùng lúc

Hiện tại, GPT sẽ xử lý nhanh chóng các nội dung thống nhất về một chủ đề. Nếu văn bản chứa nhiều chủ đề sẽ khiến GPT gặp khó khăn khi xử lý. Nền tảng sẽ tốn nhiều thời gian thậm chí là nhầm lẫn chúng với nhau.

3. Không có khả năng sáng tạo

GPT không có khả năng sáng tạo ra các nội dung gốc. Việc của nó chỉ có thể làm là kết hợp lại các thông tin và sửa đổi để tạo ra các mới.

4. Không trả lời những câu hỏi có nội dung độc hại

ChatGPT được lập trình đặc biệt để không cung cấp các phản hồi độc hại hoặc không có ích cho người dùng. Vì vậy, nếu bạn đặt những câu hỏi mang những nội dung độc hại, bạn sẽ không nhận được câu trả lời.

5. Chất lượng câu trả lời phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi đầu vào

Một hạn chế quan trọng của ChatGPT là chất lượng của câu trả lời đầu ra phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi đầu vào. Nói cách khác, ChatGPT không thể trả lời các câu hỏi được diễn đạt không rõ ràng. Công cụ này sẽ yêu cầu người dùng phải diễn đạt lại để có thể hiểu câu hỏi đầu vào để tạo ra câu trả lời tốt hơn.

6. Câu trả lời không phải lúc nào cũng đúng

Một hạn chế khác là vì ChatGPT đôi khi cung cấp câu trả lời có kết quả không chính xác hoặc quá dài dòng.

Stack Overflow nhận nhiều phản hồi của người dùng ChatGPT về vấn đề này. Điều này đã khiến trang web Q & A của nhà phát triển StackOverflow tạm thời cấm các câu trả lời do ChatGPT tạo ra. Nội dung thông báo như sau:

“Đây là một chính sách tạm thời nhằm hạn chế sự xuất hiện của các câu trả lời và nội dung được tạo ra bằng ChatGPT… Vấn đề chính là mặc dù các câu trả lời mà ChatGPT tạo ra có tỷ lệ sai cao, nhưng chúng có các cảnh báo kèm theo cho người dùng chẳng hạn như câu “có vẻ như”, “có thể” …”

Trải nghiệm của người kiểm duyệt Stack Overflow với các câu trả lời ChatGPT sai, nhưng có vẻ đây chính là điều mà OpenAI, nhà sản xuất ChatGPT đã nhận thấy được và họ cũng đã đưa ra cảnh báo trong thông báo trước đó.

Ứng dụng ChatGPT trong từng ngành như thế nào?

1. Ứng dụng ChatGPT vào Marketing:

Không chỉ ở việc hỗ trợ tạo các nội dung cho các chiến dịch Marketing và SEO, GPT còn có thể hỗ trợ ở nhiều khía cạnh khác. Dưới đây là một số cách mà GPT có thể ứng dụng vào Marketing và SEO.

Viết nội dung quảng cáo

Không chỉ giúp Marketer viết các nội dung SEO cho Website hay các bài viết trên mạng xã hội. Giờ đây, GPT còn có thể giúp người dùng viết các nội dung cho các quảng cáo trả phí. Nền tảng có thể viết ra các nội dung hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo trên mạng xẫ hội và tìm kiếm có trả tiền.

Chatbot

Các Marketer có thể sử dụng GPT vào việc xây dựng Chatbot. Nền tảng sẽ giúp đào tạo Chatbot trả lời các câu hỏi của người dùng một cách tự nhiên và cá nhân hóa hơn.

Tạo nội dung

SEO và Digital Marketing có thể sử dụng GPT để tạo các nội dung độc đáo và thú vị cho các chiến dịch của mình. GPT không chỉ có thể hỗ trợ tạo các nội dung trên Website mà các nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội cũng có thể được tạo.

Nghiên cứu từ khóa

Chat GPT có thể giúp các Marketer xác định các từ khóa có liên quan để nhắm mục tiêu cho chiến dịch của mình. Tính năng này sẽ giúp các chiến dịch Marketing đa dạng và chính xác hơn trước.

Dịch vụ khách hàng

Chat GPT có thể sử dụng để huấn luyện các chatbot chăm sóc khách hàng trả lời các câu trả lời. Các chatbot sau khi được huấn luyện có thể đưa ra các câu trả lời hiệu quả và cá nhân hóa hơn. Việc này giúp thương hiệu có thể thu hẹp khoảng cách với khách hàng.

Nhìn chung, Chat GPT có thể sử dụng như là một công cụ hữu ích cho các Marketer. Nền tảng này sẽ giúp cải thiện hiệu quả và các nổ lực Marketing thông qua việc sử dụng máy học.

2. Ứng dụng ChatGPT trong việc làm SEO và viết Content:

GPT là một loại công nghệ xử lý ngôn ngữ tương tự như con người viết. Do đó, các Marketer có thể sử dụng GPT để hỗ trợ SEO và viết Content. Dưới đây là gợi ý một số ứng dụng tiềm năng dành cho SEO-er:

Nghiên cứu từ khóa bằng Chat GPT

Công cụ có thể hỗ trợ tạo một danh sách từ khóa hoặc cụm từ tiềm năng trong chiến dịch Marketing. Các bộ từ khóa này có thể dựa theo một chủ đề, nội dung hay một từ khóa gốc.

Tạo nội dung bằng Chat GPT

Người dùng chỉ cần đưa ra các yêu cầu hoặc hướng dẫn cho nền tảng. Lúc này GPT có thể tạo toàn bộ nội dung cho người dùng như bài báo hoặc mô tả sản phẩm. Do đó, đây là công cụ hữu ích sẽ giúp các Marketer có thể tạo ra một lượng lớn nội dung.

Tối ưu hóa nội dung bằng Chat GPT

Các SEO-er có thể sử dụng Chat GPT để tạo ra các đề xuất hay các nội dung tương tự nhằm thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm. Công cụ sẽ giúp người dùng giảm các câu văn bị trùng lập và tập trung nhiều hơn vào cụm từ khóa.

Sáng tạo nội dung bằng Chat GPT

GPT có thể sử dụng để tạo các chủ đề hoặc các ý tưởng nội dung cho các Marketer. Công cụ chỉ cần dựa trên yếu tố ngành, các đặc điểm của khán giả và các yêu cầu cần thiết để tạo ra nội dung mới.

Lưu ý: GPT đến hiện tại vẫn là công cụ khá hữu ích cho SEO và tạo ra nội dung. Tuy nhiên, các nội dung đầu ra vẫn cần con người chỉnh sửa và đánh giá. Do đó, GPT không thể hoàn toàn có thể tạo ra các nội dung chính xác, phù hợp và chất lượng ở hiện tại.

3. Ứng dụng ChatGPT trong bất động sản:

AI có thể hỗ trợ nhà đầu tư bất động sản bằng cách:
  • Phân tích dữ liệu thị trường bất động sản: AI có thể sử dụng mạng neural để phân tích dữ liệu về giá cả, địa điểm, v.v. để giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
  • Tìm kiếm cơ hội đầu tư: AI có thể tìm kiếm và đánh giá các cơ hội đầu tư từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nhanh hơn và chính xác hơn so với con người.
  • Quản lý tài sản: AI có thể giúp quản lý tài sản bằng cách tự động hóa quá trình ghi chép, kết toán và quản lý tài chính.
  • Dự báo tình hình thị trường: AI có thể dự báo tình hình thị trường bất động sản với độ chính xác cao, giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro và tập trung vào các cơ hội đầu tư tiềm năng.

Cách đăng ký tài khoản & Sử dụng ChatGPT

Đang cập nhật….

Đinh Trung Thành

Đinh Trung Thành

Tôi là một blogger, tôi thích viết & chia sẻ. Blog này chuyên chia sẻ kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp, marketing…Hãy bình luận cảm nhận của bạn về bài viết phía bên dưới nhé. Thanks
Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Scroll to Top