Binance Futures là gì? Hướng dẫn chơi Future trên Binance chi tiết từ A-Z

binance-futures-bia

Với lợi thế là cung cấp công cụ đòn bẩy giúp người chơi tăng cơ hội kiếm lời gấp nhiều lần thì giao dịch future trên Binance là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm. Vậy cách chơi Future trên Binance như thế nào và có những lưu ý gì về kinh nghiệm chơi futures trên Binance? Bài viết sau đây trungthanh.net sẽ hướng dẫn tất tần tật cho các bạn cách chơi cũng như những câu hỏi thường gặp khi chơi Binance Futures.

Nếu bạn chưa biết đăng ký tài khoản Binance thì có thể tham khảo bài viết:

[Hướng dẫn] Đăng ký tài khoản Binance toàn tập từ A-Z mới nhất

Binance Futures là gì?

Binance Futures là một nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai hay còn được biết đến là nền tảng giao dịch phái sinh của “ông trùm” trong các sàn giao dịch crypto ở thời điểm hiện tại. Future trên Binance cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh theo suy đoán của mình về biến động giá của một đồng tiền mà không cần sở hữu đồng tiền đó. Tức là bạn có thể kiếm được lợi nhuận khi thị trường lên hoặc xuống bằng cách đoán giá của một loại tiền điện thử nhất định trong tương lai với Binance Futures.

Hợp đồng tương lai khác với thị trường giao dịch giao ngay (Spot market) ở chỗ hoạt động mua và bán của người dùng sẽ được diễn ra ngay lập tức, còn Hợp đồng tương lai hay giao dịch phái sinh thì người bán lẫn người mua sẽ phải giao dịch dựa trên hợp đồng tại một thời điểm ở tương lai, thời điểm này được gọi là thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Binance Futures là gì?

Để có thể tạo được vị thế trên Futures, người dùng phải chuyển tài sản vào thế chấp, trước khi tiến hành giao dịch. Với Futures thì bạn chỉ được phép chuyển Stablecoin vào để giao dịch.

Tỷ giá giao dịch trên nền tảng Binance Futures được căn cứ theo giá của 4 sàn giao dịch gần như là lớn nhất hiện tại là Binance, OKEx, Huobi và Bittrex.

Binance Futures là sản phẩm phái sinh đầu tiên của Binance. Sau này, mình tin rằng với tham vọng to lớn của CZ, Binance vẫn sẽ tiếp tục cho ra mắt thêm nhiều loại hình sản phẩm khác.

Lưu ý:Nền tảng Binance Futures cho người dùng sử dụng mức đòn bẩy lên đến x125, điều này đồng nghĩa với việc ăn thì nhiều mà thua cũng sẽ nhiều đó mấy bạn! À không, “cháy” tài khoản luôn chứ không thua 😀

Đăng ký tài khoản Binance

Ví dụ cách chơi Future trên Binance

Ví dụ 1: Thời hạn hợp đồng future trên Binance là 1 tuần:

  • Nếu nhà đầu tư dự đoán rằng giá của BNB sẽ tăng lên thì sẽ đặt lệnh Buy (mua). Khi hợp đồng hết hạn, nếu giá của BNB tăng thì nhà đầu tư sẽ được nhận khoản chênh lệch giữa mức giá trên thị trường so với giá đã đặt mua trước đó.
  • Nếu giá của BNB giảm xuống thì nhà đầu tư sẽ bị trừ tiền trong tài khoản với mức chênh lệch tương ứng.

Ví dụ 2: Thời gian hợp đồng là 1 tháng, bạn cho rằng giá của ETH sẽ giảm, bạn đặt lệnh bán (Sell/Short).

  • Khi hết thời hạn 1 tháng, giá của ETH giảm, bạn sẽ được cộng số tiền chênh lệch đó vào tài khoản
  • Ngược lại giá của ETh tăng, bạn sẽ bị trừ khoản tiền tương đương đó.

Phí giao dịch trên Binance Futures?

Phí giao dịch trên Binance Futures còn tùy thuộc vào cấp độ VIP của tài khoản người dùng. Mình đã tổng hợp lại bảng phí như sau:

  • Maker: Người đặt lệnh
  • Taker: Người khớp lệnh

Phí giao dịch trên Binance Futures?

Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch Future trên Binance

Ngoài cách chơi Future trên Binance thì một trong những vấn đề khác mà nhà đầu tư cần quan tâm đó là cân nhắc về ưu và nhược điểm của hình thức giao dịch này.

Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch Future trên Binance

Ưu điểm giao dịch Future trên Binance:

  • Lợi nhuận tăng cao, nhân tài sản lên gấp nhiều lần nhanh chóng, nếu đoán đúng xu hướng của thị trường. Bởi chọn hệ số đòn bẩy bao nhiêu, thì lợi nhuận tăng gấp bấy nhiêu lần so với thị trường Spot.
  • Có thể đa dạng hóa các mục đầu tư, với số vốn không cần quá lớn.
  • Có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường đi xuống (Downtrend)
  • Khối lượng giao dịch future trên Binance hiện tại đã đạt quy mô tương đối lớn, nhờ đó giúp tính thanh khoản cao, việc mua bán và nạp rút tiền dễ dàng.
  • Có nhiều mức mức đòn bẩy khác nhau cho các Trader lựa chọn. Tỷ lệ đòn bẩy tối đa có thể lên tới x125 lần. Điều này giúp mang lại cơ hội đạt được mức lợi nhuận hấp dẫn cho Trader thậm chí cả trong những trường hợp biến động vô cùng nhỏ của thị trường.
  • Khi áp dụng cách chơi Future trên Binance, nhà đầu tư có thể Trade Futures trực tiếp mà không cần kết nối với tài khoản khác hoặc các bên trung gian khác.
  • Binance được thiết kế với giao diện dễ sử dụng, nhà đầu tư có thể áp dụng cách đánh Futures trên Binance thông qua PC hoặc thiết bị di động.

Nhược điểm giao dịch Future trên Binance:

  • Đòn bẩy càng cao đi kèm rủi ro lớn. Vì vậy, nếu nhà đầu tư không có kinh nghiệm chơi Future trên Binance hoặc sử dụng đòn bẩy cao thì rất dễ dàng bị thua lỗ và thậm chí là thanh lý tài khoản.
  • Dễ bị cá mập thao túng giá, khiến tài khoản bị thanh lý nhanh chóng. Và điều này, người ta thường gọi là Kill Short / Kill Long hoặc gọi chung là Kill Margin
  • Hiện tại khi thực hiện Trade đòn bẩy Future thì nhà đầu tư có thể bị hạn chế một số cặp giao dịch. Tuy nhiên với các đồng tiền phổ biến thì vẫn được cập nhật tương đối đầy đủ trên Binance.

Với khả năng sinh lời cao, hình thức giao dịch future trên binance được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên trong thực tế thì lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro lớn. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia hình thức chơi Futures trên Binance.

Đăng ký tài khoản Binance

Các loại hợp đồng trên Binance Future

Để biết cách chơi future trên Binance thì trước hết nhà đầu tư cần phân biệt được các loại hợp đồng tương lai.Trong Binance Futures, có 2 loại hợp đồng thông dụng nhất, bao gồm:

  • Hợp đồng tương lai USDⓈ-M
  • Hợp đồng tương lai Coin-M (M là viết tắt của Margin).

Hợp đồng tương lai USDⓈ-M

Hợp đồng tương lai USDⓈ-M là hợp đồng mà trong đó USDT được sử dụng làm tiền tệ cơ bản. Điều này có nghĩa là chỉ có USD mới được sử dụng để giao dịch future trên Binance và đồng thời nhà đầu tư cũng nhận được lãi hoặc lỗ bằng USD.

USDⓈ-M chỉ có hợp đồng vĩnh viễn với đòn bẩy tối đa có thể là x125. Đòn bẩy càng cao, kích thước vị thế tối đa có thể càng thấp.

Hợp đồng tương lai COIN-M

Hợp đồng tương lai COIN-M là loại hợp đồng trong đó tiền điện tử được sử dụng làm tài sản cơ bản. Những đồng tiền này được định giá bằng USD tuy nhiên việc mua/bán, tính lãi lỗ sẽ được thực hiện trong staking.

Ví dụ: Trong cặp ETH/USD, bạn lựa chọn COIN-Margin, thì Ethereum (ETH) được sử dụng để giao dịch và bạn sẽ nhận được lãi hoặc lỗ bằng Ethereum (ETH). Đồng đô la (USD) ở đây chỉ có cho việc tính toán ký quỹ, lãi và lỗ.

Thời hạn của hợp đồng COIN-M có thể là vĩnh viễn hoặc hàng quý. Khi giao dịch hợp đồng COIN-M, đòn bẩy tối đa phụ thuộc vào cặp giao dịch:

  •  x125 đối với Bitcoin
  • x100 đối với Ether
  • x50 đến x75 cho các cặp giao dịch khác.

Nên chọn USDⓈ-M hay Coin-M?

Để lựa chọn được, bạn cần phải hiểu được rằng:

  • USDⓈ-M là hợp đồng tương lai được định giá và thanh toán bằng USD.
  • COIN-M là hợp đồng tương lai được định giá bằng USD, nhưng thanh toán bằng tiền điện tử.

Vì vậy là bạn chọn gì cũng được, vì cách sử dụng chúng không quá khác biệt. Nhưng USDⓈ-M dành cho những bạn muốn kiếm tiền từ chênh lệch giá mà không cần lo lắng tỷ giá của tiền điện tử.

So sánh sự khác nhau giữa Futures và Margin trên Binance

Sự khác biệt lớn nhất giữa Futures và Margin là: Giao dịch Tài sản (Coin) thực và giao dịch “giá” của coin. Nó không ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận, chỉ khác ở bản chất.

Khái niệm về giao dịch Futures và Margin tương đối giống nhau, vì thế để giúp bạn dễ hình dung, có thể tham khảo các thông tin sau:

Margin
Futures
Đòn bẩy
Tỷ lệ 3x-10x 1x-125x
Thị trường Thị trường thực giống Spot Thị tường phái sinh
Phí Phí thường + Lãi suất Funding rate
Long/Short
Rủi ro Cao Rất cao
Cháy tài khoản

So sánh sự khác nhau giữa Futures và Margin trên Binance

Điểm giống nhau giữa Futures và Margin

  • Đều là giao dịch ký quỹ, sử dụng đòn bẩy.
  • Vị thế có thể bị thanh lý, nếu rủi ro quá cao.
  • Đều có thể kiếm được lợi nhuận 2 chiều, khi thị trường lên hoặc xuống.
  • Khi mở vị thế, có thể tùy chọn Cross hoặc Isolate:
    – Cross là gì? Với tùy chọn này, có nghĩa là vị thế sẽ tự động sử dụng tất cả số dư trong tải khoản Margin/ Futures để hạn chế tình trạng bị cháy tài khoản. Ví dụ bạn đánh $100 và số dư tài khoản có $1.000 thì khi vị thế gặp rủ ro, nó tự khấu trừ vào $1.000 và lệnh chỉ bị thanh lý đến khi hết tiền trong tài khoản
    – Isolate là gì? Là chỉ chịu trách nhiệm chính xác với số tiền trong vị thế. Việc này tránh được rủi ro thua lỗ nặng, thậm chí là mất trắng. Ví dụ vị thế bạn mở $100, nếu gặp rủi ro nó cũng chỉ cháy $100 và không gây thiệt hại tới số dư trong tài khoản.

Điểm khác nhau giữa Futures và Margin

  • Hệ số đòn bẩy: Sự khác biệt giữa Margin và Futures trên Binance rõ nhất có lẽ là hệ số đòn bẩy. Ở Margin, hệ số đòn bẩy tối đa chỉ 10x, nhưng ở Futures có thể lên tới 125x.
  • Nạp tiền: Với Margin, bạn có thể chuyển bất cứ Stablecoin, Altcoin hay Bitcoin vào để giao dịch. Còn Futures bạn chỉ được phép chuyển Stablecoin và rút ra cũng vậy.
  • Thị trường: Ở Margin biến động là thị trường thực Spot, còn Futures là thị trường phái sinh, nên có sự chênh lệch với thị trường Spot. Điều này, có thể gây ra những dự đoán xu hướng sai lệch cho các Trader, khiến bạn bị mất tiền.
  • Phí giao dịch: Margin chỉ áp dụng phí thường và lãi suất. Còn đối với Futures thì sử dụng Funding rate – Phí này có thể tăng cao lên tới 0,5% khi thị trường hưng phấn, biến động mạnh. Trong 1 ngày, Trader có thể phải trả 3 lần phí Funding Rate, bởi cứ sau 8 tiếng, hệ thống sẽ Reset lại một lần.
  • Rủi ro: Về cơ bản, 2 hình thức giao dịch này đều có rủi ro cao hơn nhiều so với thị trường Spot. Nhưng riêng Futures có mức rủi ro lớn hơn, bởi hệ số đòn bẩy lên tới 125x, vì thế chỉ cần bạn dự đoán sai biến động rất nhỏ của thị trường, cũng có thể khiến vị thế bị thanh lý.

Một số thuật ngữ trên Binance Futures mà bạn cần biết

Trước khi đặt lệnh trên Binance Futures, bạn cần phải hiểu rõ các thuật ngữ sau:

1. Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage)

Leverage là tỷ lệ giữa giá mà bạn có để đặt lệnh và số tiền cọc mà bạn phải trả để đặt lệnh.

Ví dụ: Sàn Binance cung cấp mức đòn bẩy là 100x (100 lần). Nếu bạn đặt lệnh là 10 USDT thì bạn có thể mở một vị thế giao dịch có giá trị là 1000 USDT. Hoặc đơn giản có thể hiểu là số tiền bạn bỏ ra 10% cho 1 giao dịch như vậy.

Binance Futures cho phép người dùng sử dụng mức đòn bẩy tối đa lên đến 125x. Lúc mới ra mắt, Binance Futures cung cấp mức đòn bẩy tối đa là x20.

Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage) Binance Futures

Khi điều chỉnh mức đòn bẩy tùy ý rồi, chọn “Confirm” thì sẽ hiện ra như hình bên dưới

Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage) Binance Futures

Binance Futures cho phép đòn bẩy 20 lần cho lệnh đầu tiền, từ lệnh thứ 2 sẽ là 40 lần. Tức tỷ lệ tiền cọc/giá trị lệnh là 5% ban đầu, sau đó là 2,5%.

Ví dụ: Bạn đặt cọc 1 BTC, bạn sẽ có thể mở các vị thế có giá trị lên tới 20 BTC. Bạn lưu ý, 20 BTC này không phải là 20 BTC thật, mà chỉ là giá trị danh nghĩa trên nền tảng phái sinh. Bạn chỉ nhận được lợi nhuận hoặc mức lỗ là tiền thật mà thôi.

Tỷ lệ đòn bẩy sẽ giảm xuống nếu giá trị danh nghĩa của vị thế tăng lên theo bảng sau:

Cấp độ Số lượng (giá trị danh nghĩa) Tỷ lệ đòn bẩy ban đầu Tỷ lệ đòn bẩy duy trì
1 0-500,000 5.00% 2.50%
2 500,000-2,000,000 10.00% 5.00%
3 2,000,000-5,000,000 15.00% 7.50%
4 5,000,000-10,000,000 20.00% 10.00%
5 10,000,000-20,000,000 25.00% 12.50%
6 20,000,000-35,000,000 30.00% 15.00%
7 35,000,000- 60,000,000 40.00% 20.00%
8 Lớn hơn 60,000,000 50.00% 25.00%

Các ví dụ cụ thể: 

Khi mở một vị thế bạn cần phải trả trả một số tiền ban đầu và khoản để duy trì vị thế ấy. Số tiền ban đầu gọi là Ký quỹ ban đầu (Initial Margin). Số tiền duy trì là Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin).

Giả sử giá BTC là 1000 USDT và  bạn có 4000 USDT trong tài khoản thế chấp và chọn đòn bẩy 125x

Ví dụ 1: Bạn mở vị thế 1 BTC, giá trị danh nghĩa 1000 USDT

  • Ký quỹ ban đầu (Initial Margin): 1000 * 0.8% = 8 USDT
  • Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin):1000 * 0.4% = 4 USDT
  • Tài sản thế chấp: 4000 – 4 = 3996 USDT
  • Giá thanh lý: 1000 – 3996/1 <0; Tài khoảng anh em sẽ không bao giờ bị thanh lý

Ví dụ 2: Bạn mở 4 BTC, giá trị danh nghĩa 4000 USDT

  • Ký quỹ ban đầu (Initial Margin): 4000 * 0.8% = 32 USDT
  • Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin):4000 * 0.4% = 16 USDT
  • Tài sản thế chấp: 40000 – 16= 3984 USDT
  • Giá thanh lý: 1000 – 3984/4 = 4
  • Giá phá sản: 1000 – 4000/4 = 0

Ví dụ 3: Bạn mở 6 BTC, giá trị danh nghĩa 60.000 USDT

  • Với đòn bẩy 125x thì giá trị danh nghĩa không vượt quá 50.000 USDT.
  • Để thực hiện được lệnh này thì bạn phải hạ đòn bẩy xuống các mức thấp hơn.

2. Lãi suất ký quỹ (Funding Rate)

Lãi suất ký quỹ là khoản lãi suất mà người mua (Maker) phải trả cho người bán (Taker).Đây được xem là lãi suất trao đổi giữa 2 người và Binance không thu lấy khoản tiền được gọi Funding Rate này.

Lãi suất ký quỹ (Funding Rate) Binance Futures

Funding rate ngăn không cho giá của hai thị trường tách biệt khỏi nhau mãi mãi. Nó được tính lại nhiều lần mỗi ngày – của Binance Futures thì là mỗi 8 tiếng.

Lưu ý: Funding Rate trên Binance Futures là 0.01%/8h (0.03%/24h)

Ví dụ: Người A đặt mua lệnh 10 BTC và Người B chọn mua lệnh của Người A. Vậy cứ sau mỗi 1 ngày thì A phải trả cho B là 10 x 0.03% = 0.003 BTC

Trên nền tảng Binance Futures, funding rate (ô đỏ) và đồng hồ đếm ngược đến làn funding tiếp theo (ô trắng) được hiển thị như bên dưới:

Lãi suất ký quỹ (Funding Rate) Binance Futures

Funding rate đóng một vai trò quan trọng trong thị trường hợp đồng tương lai không kỳ hạn. Đa số các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá đều sử dụng một cơ chế funding rate để giữ cho giá hợp đồng song hành với giá chỉ số ở mọi thời điểm. Mức funding rate này biến đổi khi giá tăng hoặc giảm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố thị trường.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến funding rate?

Funding rate gồm hai bộ phận:

  1. Interest rate (lãi suất)
  2. Premium (chênh lệch).

Trên Binance Futures, lãi suất được cố định ở mức 0,03% mỗi ngày (0,01% mỗi lần funding), với một số ngoại lệ như là hợp đồng BNBUSDT và BNBBUSD có lãi suất 0%. Trong khi đó, premium biến động tuỳ thuộc vào chênh lệch giá giữa hợp đồng không kỳ hạn và giá đánh dấu.

Trong những lúc thị trường biến động mạnh, giá giữa hợp đồng tương lai không kỳ hạn và giá đánh dấu có thể khác nhau. Trong những lúc này, mức premium sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tương ứng.

Giá càng chênh lệch lớn thì premium sẽ càng lớn. Ngược lại, premium thấp chứng tỏ độ chênh lệch giữa hai mức giá là không nhiều.

Khi funding rate là số dương, giá của hợp đồng không kỳ hạn sẽ cao hơn giá đánh dấu, do vậy nhà đầu tư đang long sẽ trả tiền cho bên short. Ngược lại, funding rate âm nghĩa là giá hợp đồng tương lai đang thấp hơn giá đánh dấu, và short phải trả tiền cho long.

Funding rate được trả ngang hàng giữa các trader. Do đó, sàn Binance sẽ không lấy phí từ funding rate bởi chúng diễn ra trực tiếp giữa người dùng.

3. Initial Margin

Initial Margin là số tiền bạn cần phải có khi mở một ví thế. Chẳng hạn như khi mức đòn bẩy là 125x. Lúc này, số tiền thực bạn phải trả để mở vị thế là 1/125 so với giá trị của hợp đồng.

4. Maintenance Margin

Maintenance Margin – Ký quỹ duy trì là giá trị tối thiểu bạn cần để giữ vị thế của mình được mở. Nó thay đổi tùy theo giá trị của vị thế của bạn. Vị thế lớn hơn yêu cầu mức ký quỹ duy trì cao hơn.

Để tránh tự động thanh lý (auto-liquidation) thì bạn nên chủ động thanh lý trước khi tài sản thế chấp xuống dưới mức Ký quỹ duy trì.Bạn có thể kiểm tra Tỷ lệ Ký quỹ hiện tại của mình ở góc dưới cùng bên phải. Nếu Tỷ lệ ký quỹ của bạn lên tới 100%, các vị thế của bạn sẽ bị thanh lý.

5. Funding rate

Lãi suất kỹ quỹ trên Binance Futures là 0,01% sau mỗi 8h, tức 0,03%/ngày.
Ví dụ:
  • User A mở 1 lệnh Mua 1 BTC, người B chọn lệnh của người A. Cứ sau mỗi 8h, người A phải trả cho người B là 1*0,01% = 0,0001 BTC.
  • Nếu thanh lý hợp đồng sớm, anh em sẽ chịu phí: 0,5% x Phí giao dịch.
  • Lưu ý: Funding Rate sẽ không bao giờ vượt quá 0.05%.

6. Thanh lý hợp đồng

Như mình đã đề cập ở trên đây là hợp đồng vĩnh viễn nên hợp đồng không có thời điểm đáo hạn chính xác nên hợp đồng chỉ được kết thúc khi người dùng chấm dứt hợp đồng giao dịch đó hoặc hợp đồng đó bị “thanh lý” do bị báo lỗ vượt tỷ lệ đòn bẩy.

7. Mark Price và Last Price (Giá tham chiếu và Giá gần nhất)

Để tránh tăng đột biến và thanh lý không cần thiết trong thời gian biến động cao, Binance Futures sử dụng giá gần nhất (last price) và giá tham chiếu (mark price).

  • Last Price (Giá gần nhất) là mức giá gần nhất mà hợp đồng được giao dịch ở mức đó. Nói cách khác, giao dịch gần nhất trong lịch sử giao dịch sẽ xác định giá gần nhất. Nó được sử dụng để tính toán mức lãi và lỗ thực tế của bạn.
  • Mark Price (Giá tham chiếu) dùng để ngăn chặn thao túng giá. Nó được tính toán bằng cách sử dụng kết hợp dữ liệu tài trợ và dữ liệu giá từ nhiều giao dịch giao ngay (spot). Giá thanh lý và lỗ và lãi chưa thực hiện được tính dựa trên giá tham chiếu.

Mark Price và Last Price (Giá tham chiếu và Giá gần nhất) Binance Futures

Khi bạn chọn loại lệnh sử dụng mức giá dừng làm điểm kích hoạt, bạn có thể chọn mức giá bạn muốn sử dụng – bao gồm Giá gần nhất hoặc Giá tham chiếu. Để thực hiện việc này, hãy chọn giá bạn muốn dùng trong menu trigger thả ở cuối trường nhập lệnh.

8. Post-Only, Time in Force và Reduce-Only

  • Post-Only: Có nghĩa là lệnh của bạn sẽ luôn được thêm vào sổ lệnh trước và sẽ không bao giờ được thực hiện ngược lại với lệnh hiện có trong sổ lệnh. Cái này rất hữu ích nếu bạn chỉ muốn trả phí của người khớp lệnh. Bạn có thể nhanh chóng kiểm tra mức phí hiện tại của mình bằng cách di chuột qua dấu $ bên cạnh nút Transfer (Chuyển).
  • Time in Force (TIF):Cho phép bạn chỉ định lượng thời gian mà các lệnh sẽ vẫn hoạt động trước khi chúng được thực thi hoặc hết hạn.
  • Good til Cancelled (GTC): Lệnh sẽ vẫn hoạt động cho đến khi nó được thực hiện hoặc hủy.
  • Immediate or Cancel (IOC):Lệnh sẽ được thực thi ngay lập tức (toàn bộ hoặc một phần). Nếu nó chỉ được thực hiện một phần, phần chưa thực hiện của lệnh sẽ bị hủy.
  • Fill or Kill (FOK):Lệnh phải được thực hiện toàn bộ ngay lập tức. Nếu không, nó sẽ không được thực thi.

9. Một số thuật ngữ khác

  • Reduce-Only: Lệnh này sẽ chỉ đóng vị thế của bạn, nó không tăng nó.
  • Trigger: Là giá sẽ kích hoạt ở các lệnh Take-profit-limit, Take-profit-market.
  • Mark Price: Là giá được tính toán bởi Binance dựa trên nhóm giá các sàn giao dịch lớn và Funding Rate.
  • Last Price: Là giá gần nhất được giao dịch trên Binance Futures.
  • Cost: Số USDT bạn cần để vào lệnh LONG/SHORT.
  • Order Qty: Số lượng vào lệnh.

Giao diện của Binance Futures

Sau khi click vào, Binance sẽ ra giao diện thế này. Giao diện của Binance gồm có 6 vùng:

Giao diện của Binance Futures
Giao diện của Binance Futures

Vùng 1 – Thông tin cơ bản:

  • Chọn cặp coin để giao dịch.
  • Xem giá hiện tại và các chỉ số khác.
Giao diện cơ bản của Binance Futures
Vùng 1 – Thông tin cơ bản

Vùng 2 – Biểu đồ giá: Thể hiện biểu đồ giá, bạn có thể chọn khung thời gian, các chỉ báo kỹ thuật để phân tích.

Giao diện biểu đồ giá của Binance Futures
Vùng 2 – Biểu đồ giá

Vùng 3 – Sổ lệnh và các lệnh giao dịch:

  • Sổ lệnh: Hiển thị các lệnh Long và Short đang chờ khớp lệnh.
  • Lệnh giao dịch: Thống kê các lệnh giao dịch đã thực hiện thành công.
Sổ lệnh và các lệnh giao dịch Binance Futures
Vùng 3 – Sổ lệnh và các lệnh giao dịch

Vùng 4 – Nơi để đặt lệnh khi giao dịch.

Nơi để đặt lệnh khi giao dịch của Binance Futures
Vùng 4 – Nơi để đặt lệnh khi giao dịch

Vùng 5 –  Vị thế đang mở, lịch sử số dư.

  • Các vị thế đang mở.
  • Các giao dịch đang chờ khớp lệnh: tổng hợp các lệnh đang chờ khớp.
  • Lịch sử đặt lệnh: tổng hợp lịch sử các lệnh bạn đã thực hiện.
  • Lịch sử giao dịch: tổng hợp các giao dịch đã thực hiện với những thống kê lãi + lỗ của mỗi lệnh.
  • Lịch sử thay đổi số dư: xem thay đổi số dư trên tài khoản Futures.
Vị thế đang mở, lịch sử số dư của Binance Futures
Vùng 5 – Vị thế đang mở, lịch sử số dư

Vùng 6 – Margin Rantio:

  • Tỉ số margin: Nơi mà bạn có thể xem tình trạng các vị thế đang mở, xem số dư margin, margin duy trì. Tỉ số margin cho bạn biết tình trạng vị thế, nếu nó đạt 100% thì lệnh sẽ bị thanh lý.
  • Tài sản: Xem thống kê số dư + PnL (lời và lỗ của các vị thế đang mở).

    Vùng Margin Rantio của Binance Futures
    Vùng 6 – Margin Rantio

Đối với giao diện trên điện thoại cũng tương tự như máy tính nhưng ở chế độ thu gọn. Khi mở app Binance bạn có thể chọn Futures ở góc phải màn hình nhé!

Nếu cần xem chart bạn có thể bấm vào biểu tượng có hình cây nến trên góc phải.

Giao diện Binance Futures trên app Binance
Giao diện Binance Futures trên app

Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai trên Binance Futures

Bước 1: Truy cập vào Binance Futures

Anh em phải có tài khoản sàn Binance trước rồi mớii có thể mở tài khoản Futures

Link đăng ký tài khoản sàn Binancehttps://www.binance.com/vn/register. Anh em đăng ký tài khoản dưới link này sẽ được giảm 20% phí giao dịch khi trade trên sàn nhé!
Nếu vẫn chưa biết cách đăng ký bạn có thể xem bài viết sau: [Hướng dẫn] Đăng ký tài khoản Binance toàn tập từ A-Z mới nhất
Sau khi đăng ký xong, ở mục sàn giao dịch, anh em chọn Futures.
Tiếp theo mục Refferal Code, anh em điền: 36933988 (điền mã này anh em được giảm 10% phí giao dịch Futures nha)

Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai trên Binance Futures

Nhớ điền mã ref: 36933988 để được giảm 10% phí giao dịch nhé và để ủng hộ mình để duy trì blog viết các bài chất lượng chia sẻ cho cộng đồng nhé!

Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai trên Binance Futures

Sau đó bạn bấm OPEN NOW.

Bước 2: Đặt lệnh giao dịch

Giao diện Binance Futures gồm có:

  1. Thông tin và các chỉ số
  2. Đồ thị giao dịch
  3. Lịch sử giao dịch của anh em
  4. Danh sách đặt lệnh
  5. Lịch sử giao dịch trên sàn
  6. Khung đặt lệnh

Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai trên Binance Futures

Bước 3: Chuyển tiền vào sàn làm cọc
Đầu tiên, bạn phải có tiền làm cọc. Bấm Transfer qua ví ở sàn Futures.
Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai trên Binance Futures

Bạn điền số lượng coin (coin nào cũng được) cần Transfer qua và bấm Confirm nhé!

Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai trên Binance Futures

Để chuyển từ Binance Futures về lại ví sàn thì bạn chỉ nhấn vào nút tròn ở giữa. Chuyển mục From-To thành From Futures Wallet – To Exchange Wallet. Tiếp đó, nhập số tiền cần chuyển về ở mục “Amount” rồi nhấn Confirm Transfer.

Bước 4: Giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin

Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai trên Binance Futures

Hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản Binance Futures

Bạn có thể chuyển tiền qua lại giữa Ví Exchange (ví mà bạn sử dụng trên Binance) và Ví Futures của mình (ví mà bạn sử dụng trên Binance Futures).

Để chuyển tiền vào Ví Furutes của bạn, hãy nhấp vào “Chuyển” ở phía bên phải của trang Binance Futures.

Hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản Binance Futures
Chuyển tiền vào tài khoản Binance Futures

Chọn số tiền bạn muốn chuyển và nhấp vào “Xác nhận chuyển”. Bạn sẽ sớm có thể thấy được số dư được thêm vào Ví Futures của mình. Bạn có thể thay đổi hướng chuyển bằng biểu tượng mũi tên kép như hình bên dưới.

Hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản Binance Futures
Thay đổi hướng chuyển bằng biểu tượng mũi tên kép

Cách giao dịch Binance Futures cơ bản trên App Binance

Bạn hãy nhìn vào hình và từng bước tương tự với số chú thích bên dưới

Cách giao dịch Binance Futures cơ bản trên App Binance

(1): Lựa chọn đúng loại hợp đồng tương lại để đầu tư. Ở đây mình chọn USD-M

(2): Lựa chọn chế độ Cross – Tự động dùng số dư trong tài khoản Futures để tránh bị thanh lý khi dự đoán thị trường sai. Hoặc chế độ Isolate (Nên dùng) – Chỉ sử dụng số tiền trong lệnh đó, không gây thiệt hại tới số dư tài khoản Futures. Việc này tránh tình trạng cố gồng lỗ, khiến tài khoản âm nặng hơn.

(3): Tùy chọn mức đòn bẩy Futures. Tùy vào từng đồng Coin mà sẽ có mức đòn bẩy khác nhau từ x2 – x125 nhé. Đòn bẩy càng cao, rủi ro càng lớn. Nhưng bù lại, nếu đoán đúng biên động của thị trường, bạn sẽ XXX tài khoản nhanh chóng đấy.

(4): Lựa chọn phương thức đánh:

  • Lệnh giới hạn – Limit (Nên dùng): Đặt lệnh ở mức giá phù hợp, và nó chỉ thực hiện mua/bán khi khớp lệnh.
  • Lệnh thị trường – Market: Mua với mức giá hiện tại của thị trường.
  • Lệnh giới hạn dừng – Stop Limit: Hiểu đơn giản, bạn sẽ phải cài đặt mức giá ở 2 trường hợp, đó là mức giá kỳ vọng và mức giá không mong muốn. Nếu như biên động giá thị trường chạm vào một trong 2 trường hợp, nó sẽ tự động dừng mua/bán.

(5): Mức giá bạn muốn mua.

(6): Số lượng đồng tiền bạn mua.

(7):List các lệnh mà các Trader đã đặt. Bạn có thể tham khảo, để mua được giá tốt hơn nhé.

Hướng dẫn điều chỉnh mức độ đòn bẩy trên Binance Futures

Binance Futures cho phép bạn điều chỉnh thủ công đòn bẩy cho từng hợp đồng.

Để chọn hợp đồng, hãy đi đến phía trên cùng bên trái của trang và di chuột qua hợp đồng hiện tại (BTCUSDT theo mặc định).

Để điều chỉnh đòn bẩy, hãy chuyển đến trường nhập lệnh >> Nhấp vào số tiền đòn bẩy hiện tại của bạn (theo mặc định là 20 lần) >> Chọn số lượng đòn bẩy bằng cách điều chỉnh thanh trượt hoặc nhập nó vào >> Sau đó nhấn vào nút Xác nhận.

Hướng dẫn điều chỉnh mức độ đòn bẩy trên Binance Futures
Kéo qua để điều chỉnh đòn bẩy

Giá trị vị thế của bạn càng lớn thì mức đòn bẩy mà bạn có thể sử dụng càng nhỏ. Tương tự, giá trị vị thế càng nhỏ thì mức đòn bẩy bạn có thể sử dụng càng lớn.

Ví dụ: Bạn muốn mở một hợp đồng trị giá $100,000. Bạn có thể lựa chọn ký quỹ ban đầu với $1,000 sử dụng đòn bẩy 100x hoặc ký quỹ ban đầu $10,000 sử dụng đòn bẩy 10x.

Ví dụ về giao dịch dùng đòn bẩy Binance Futures
Ví dụ về giao dịch dùng đòn bẩy Binance Futures

Một vài thao tác khác trên sàn Binance Futures

Hướng dẫn chọn hợp đồng tương lai khác

Bạn muốn giao dịch hợp đồng tương lai Ethereum hay Bitcoin Cash hãy chọn tại mục này nhé.

Hướng dẫn chọn hợp đồng tương lai khác trên Binance Futures

Thay đổi đòn bẩy

Bạn kéo “cục tròn” kia, kéo tới đòn bẩy nào mình mong muốn là được. Xong bấm Confirm nhé!

Thay đổi đòn bẩy trên Binance Futures

Các loại lệnh và kiểu đặt lệnh trong Binance Futures

Trên Binance Futures hiện tại đang hỗ trợ 7 loại lệnh sau:
  1. Lệnh Giới Hạn
  2. Lệnh Giới hạn
  3. Lệnh Thị trường
  4. Lệnh Stop Market
  5. Lệnh Trailing Stop
  6. Lệnh Post Only
  7. Lệnh Limit TP/SL (Lệnh Chiến lược)
Người dùng có thể chọn bật các chế độ cài đặt khác nhau trong mục [Tùy chọn] trước khi đặt lệnh:
Các loại lệnh và kiểu đặt lệnh trong Binance Futures

Xác nhận Lệnh: Sau khi bật, hệ thống sẽ yêu cầu xác nhận lệnh mỗi khi có lệnh được gửi đi.

Các loại lệnh và kiểu đặt lệnh trong Binance Futures

Các loại lệnh và kiểu đặt lệnh trong Binance Futures

Chế độ vị thế: Bạn có thể chọn [Chế độ Một chiều] hoặc [Chế độ Phòng hộ] cho hợp đồng.

Bảo vệ giá: Sau khi bật, nếu chênh lệch giữa Giá Gần nhất và Giá Đánh dấu của hợp đồng vượt quá ngưỡng đã đặt khi lệnh SL/TP đạt đến giá kích hoạt thì lệnh SL/TP sẽ không được kích hoạt.

Các loại lệnh và kiểu đặt lệnh trong Binance Futures

Lệnh Dừng (Stop Order)

Lệnh Giới hạn cho phép bạn đặt lệnh ở một mức giá cụ thể hoặc tốt hơn. Lệnh Giới hạn mua sẽ được khớp khi giá khớp với giá limit đã đặt hoặc thấp hơn, còn Lệnh Giới hạn bán sẽ được khớp ở mức giá limit đã đặt hoặc cao hơn. Xin lưu ý rằng Lệnh Giới hạn không đảm bảo là sẽ được thực thiện.
Lệnh Dừng (Stop Order) trong Binance Futures

Lệnh Market

Lệnh market này sẽ hỗ trợ các bạn Long hoặc Short một cách nhanh nhất, bởi vì lệnh này sẽ giúp lệnh khớp với giá tốt nhất ở thời điểm đó trong sổ lệnh.

Ví dụ: Hiện tại, giá thị trường 7000 USDT/BTC và bạn sẽ dự đoán rằng BTC còn giảm và bạn Short 1 BTC với giá hiện tại thì chỉ cần nhập 1 vô ô “Order Qty” sau đó nhấn nút Buy/Long là xong lệnh.

Lệnh Market trong Binance Futures

Lệnh Limit

Lệnh này dùng để đặt ở vị thế LONG/SHORT với mức giá tùy theo ý của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn Short/Sell 1 BTC với giá 7000 USDT. Thì bạn chỉ cần nhập 7000 vào phần “Price” và 1 (ý là 1 BTC) vào phần “Order Qty”. Và sau đó, bạn chọn vào “Sell/Short” là xong. Bạn cũng có  thể chọn Post-Only hoặc TIF tùy ý bạn, về ý nghĩa thì mình đã giải thích ở trên. Tương tự cho lệnh Buy/Long.

Lệnh Limit trong Binance Futures

Lệnh Stop-Limit

Với lệnh này sẽ giúp kích hoạt 1 lệnh giới hạn khi giá của thị trường đạt đến Stop Price mà bạn đã đặt sẵn.

Ví dụ: Giá của BTC 7000 USDT, mình đặt một lệnh Sell/Short Stop-Limit, và cùng lúc đó mình đặt lệnh Stop Price là 7300, giá giới hạn là 7360. Mình cũng đặt 1 BTC vào ô “Order Qty”. Khi đó, lúc BTC chạm ngưỡng 7300 USDT thì sẽ tự động kích hoạt 1 lệnh Sell ở mức giá 7360 USDT.

Lệnh Stop-Limit trong Binance Futures

Lệnh Stop Market

Tương tự như lệnh Stop Limit, lệnh Stop Market sử dụng giá dừng để kích hoạt giao dịch. Tuy nhiên, thay vào đó, khi đạt đến giá dừng, lệnh này sẽ kích hoạt một lệnh thị trường.

Ví dụ: Nếu giá của BTC đang là 7200 và mình đặt một lệnh Short Stop Market. Giá của Trigger Price là 7300 với số lượng là 1 BTC. Nếu khi giá lên đến 7300 thì sẽ kích hoạt một lệnh Short Market 1 BTC với giá của thị trường.

Lệnh Stop Market trong Binance Futures

Lệnh Trailing Stop

Khi thị trường có sự biến động, Lệnh Trailing Stop cho phép nhà giao dịch đặt lệnh thiết lập sẵn theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá thị trường. Chỉ cần giá biến động theo hướng có lợi cho nhà giao dịch, thì lệnh này sẽ chốt lời bằng cách giữ giao dịch luôn mở và tiếp tục thu lợi nhuận. Giá không lui lại theo hướng khác. Nếu giá biến động theo hướng ngược lại theo một tỷ lệ phần trăm nhất định, Lệnh Trailing Stop sẽ được thực thi ở mức giá thị trường.
Lệnh Trailing Stop trên Binance Futures
Lệnh Post Only
Lệnh Post Only là lệnh được thêm vào sổ lệnh khi bạn đặt lệnh, nhưng không được thực thi ngay lập tức.
Lệnh Post Only trên Binance Futures

Lệnh Limit TP/SL

Bạn có thể đặt giá chốt lời và cắt lỗ trước khi mở vị thế. Lệnh này tuân theo “Giá Gần nhất” hoặc “Giá Đánh dấu” để kích hoạt lệnh chốt lời và cắt lỗ.

Lệnh Limit TP/SL trên Binance Futures

Đóng lệnh – chốt lời (lỗ)

Vì về bản chất của Binance Futures chính là hợp đồng tương lai vĩnh viễn, vậy nên để thực hiện đóng lệnh Futures, bạn cần phải đặt 1 lệnh ngược vị thế lại với cùng khối lượng. Ví dụ bạn đang có lệnh Short 0.5 BTC thì bạn cần phải đặt một lệnh Short 0.5 BTC để đóng lệnh chốt lời (lỗ).

Nếu không thì bạn cũng có thể đóng bớt một phần hợp đồng để chốt lời (lỗ) trước cũng được, không bắt buộc là bạn phải đóng toàn bộ. Tùy vào cách giao dịch, chốt lời (lỗ) của mỗi người.

Rủi ro thanh lý khi giao dịch trên Binance Futures

Thanh lý xảy ra khi số dư ký quỹ của bạn giảm xuống dưới mức Ký quỹ bắt buộc duy trì. 

Số dư ký quỹ là số dư của tài khoản Binance Futures, bao gồm PnL (Lãi và lỗ) chưa thực hiện của bạn. Vì vậy, các khoản lãi và lỗ của bạn sẽ khiến giá trị Số dư ký quỹ thay đổi.

  • Nếu bạn đang sử dụng chế độ Ký quỹ chéo, số dư này sẽ được chia trên tất cả các vị thế của bạn.
  • Nếu bạn đang sử dụng chế độ Ký quỹ cô lập, số dư này có thể được phân bổ cho từng vị trí riêng lẻ.

Một số kinh nghiệm chơi Future trên Binance hiệu quả

Qua hướng dẫn cách chơi future trên Binance trên có thể thấy quy trình thực hiện tương đối đơn giản. Tuy nhiên trong thực tế, để giao dịch future trên Binance hiệu quả thì không phải là việc dễ dàng. Dưới đây là 7 bí quyết giúp bạn có thêm kinh nghiệm chơi Futures trên Binance thành công hơn.

Một số kinh nghiệm chơi Future trên Binance hiệu quả

1. Lập chiến lược giao dịch của riêng mình

Đây là hình thức thanh toán giao dịch dựa vào tài phán đoán sự biến hóa giá của một đồng xu tiền trong tương lai gần. Vì thế, bạn cần thiết lập một tầm nhìn kế hoạch riêng khi tham gia góp vốn đầu tư gồm có : phương pháp luận, số lượng giới hạn rủi ro đáng tiếc và khung thời gian.

Không những vậy, những nhà đầu tư thành công xuất sắc đã chia sẻ thêm về kinh nghiệm chơi Futures trên Binance rằng :

  • Hãy đặt ra một kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phân tích và nghiên cứu thị trường.
  • Không nên bỏ lỡ những thay đổi nhỏ nhặt nhất xảy ra dù gì trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
  • Quan sát phân tích các biến động, dự đoán các khả năng tiếp theo có thể xảy ra để kịp thời ứng biến.

Đây là thị trường tiền ảo, dịch chuyển giá trị sẽ đổi khác theo từng ngày thậm chí còn từng khoảng chừng thời hạn riêng trong ngày, những giải pháp và phương pháp này đều được xác lập rõ ràng, cụ thể, đơn cử và từng bước một .

Lập chiến lược giao dịch của riêng mình

Bạn cũng cần có những công cụ để tương hỗ việc theo dõi và quan sát như sổ lệnh, bản ghi lệnh, … để thuận tiện cho quy trình điều tra và nghiên cứu. Hơn hết, bạn cần hiểu rõ thực chất của những số lượng cũng như ý nghĩa của những dịch chuyển trước khi quyết định hành động lao vào vào con đường này .

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cả hai kế hoạch thanh toán giao dịch dài và thời gian ngắn để so sánh và so sánh xem năng lực thành công xuất sắc của bên nào cao hơn. Các kế hoạch dài hạn thường được dùng để phản ánh sự dịch chuyển giá trị của đồng xu tiền. Trong khi đó, kế hoạch thời gian ngắn tập trung chuyên sâu vào sự đổi khác của thị trường .

Quan trọng hơn hết chính là sự thích ứng của bạn so với những kế hoạch để lựa chọn ra phương pháp luận, cách tiếp cận tương thích với năng lực của bản thân. Bạn chỉ hoàn toàn có thể góp vốn đầu tư thành công xuất sắc khi lựa chọn cho mình một phương pháp tương thích. Có thể những kế hoạch sẽ rất hay khi người khác vận dụng nhưng điều đó sẽ không đồng nghĩa tương quan rằng bạn cũng thế .

2. Giữ vững tâm lý giao dịch

Giá trị đồng xu tiền trên thị trường hoàn toàn có thể đổi khác nhưng tâm ý của nhà đầu tư không được đổi khác. Thị trường càng dịch chuyển bao nhiêu bạn càng cần phải bình tâm bấy nhiêu. Khi đó, bạn sẽ giữ vững tâm ý để kịp thời ứng phó với những dịch chuyển của đồng xu tiền .

Giữ vững tâm lý giao dịch

Kiên nhẫn và bình tĩnh là hai từ khóa để những nhà đầu tư đương đầu với tổng thể những yếu tố xảy ra trên sàn thanh toán giao dịch. Đừng để xúc cảm tác động ảnh hưởng đến quyết định hành động và chi phối đến năng lực phán đoán của bạn. Người thành công xuất sắc là người hoàn toàn có thể chịu được sức nặng và áp lực đè nén tâm ý mà người thông thường rất khó để làm được .

Vì vậy, trong bất kể trường hợp nào bạn cũng không nên căng thẳng mệt mỏi. Hãy tập trung chuyên sâu quan sát, kiên trì theo dõi và dứt khoát đưa ra những quyết định hành động sáng suốt. Một cái đầu “ lạnh ” là hiệu quả và sự nỗ lực không ngừng của những ai muốn góp vốn đầu tư thành công xuất sắc .

3. Kỹ năng quản lý vốn, kiểm soát và phòng tránh rủi ro

Đây là một trong những kinh nghiệm xương máu không chỉ dành cho việc chơi Futures trên Binance mà còn dành cho cả đời sống. Quản lý rủi ro đáng tiếc hoàn toàn có thể giảm thiểu tối đa những tổn thất mà một nhà đầu tư hoàn toàn có thể gánh chịu khi sự cố xảy đến. Nếu bạn hoàn toàn có thể thực thi tốt kỹ năng và kiến thức này, thậm chí còn bạn còn hoàn toàn có thể tự tin để tăng nhanh góp vốn đầu tư, ngày càng tăng thu nhập cá nhân mình.

Kinh nghiệm của những thế hệ kỳ cựu cho rằng quản trị rủi ro đáng tiếc là chiếc chìa khóa để chơi Futures trên Binance thành công xuất sắc. Tuy nhiên, không có thành công xuất sắc nào là đạt được thuận tiện. Đằng sau một nhà đầu tư có năng lực quản trị rủi ro đáng tiếc là hàng nghìn thất bại trước đây. Họ đã đứng dậy trên những sai lầm đáng tiếc và tích góp kinh nghiệm để bản thân trở nên dạn dĩnh và bản lĩnh hơn .

Kỹ năng quản lý vốn, kiểm soát và phòng tránh rủi ro trong Binance Futures

Cụ thể, quản trị rủi ro đáng tiếc nghĩa là bạn không nên góp vốn đầu tư hàng loạt số vốn đang có vào một thanh toán giao dịch. Bạn nên chia nhỏ những khoản góp vốn đầu tư để khi thị trường dịch chuyển bất lợi, bạn cũng sẽ không chịu tổn thất nặng nề. Đồng thời, bạn cũng hoàn toàn có thể quan sát được từng loại đồng xu tiền trong những khoảng chừng thời hạn riêng không liên quan gì đến nhau .

Ví dụ: Quản lý vốn hay tài sản của bạn là một cách để điều chỉnh kích thước vị thế để giảm rủi ro khi tối đa cơ hội sinh lời của một tài khoản giao dịch. Đây được xem là một chiến lược để giới hạn số vốn ở mức 5% hoặc ít hơn trên giá trị tài khoản khi bắt đầu tham gia vào bất kỳ giao dịch nào. Giá trị đô của 5% đó tăng hoặc giảm khi giá trị tài khoản thay đổi, nhưng giới hạn 5% đảm bảo rằng bạn không sử dụng quá mức hay dồn toàn bộ tài khoản của mình cho một vị thế. 

Với tính biến động khó lường của thị trường tiền mã hoá, bạn sẽ rất dễ rơi vào rủi ro mất trắng số vốn đầu tư của mình chỉ trong vài phút khi đầu tư vào các sản phẩm phái sinh có đòn bẩy cao như hợp đồng Tương lai. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nên tuân thủ một giới hạn chặt chẽ; nguyên tắc quan trọng khi giao dịch một tài sản có mức biến động cao là chỉ nên đặt 1-2% số vốn của bạn vào rủi ro trong một giao dịch nhất định.

Ví dụ: giả sử bạn có 10.000 USDT trong ví tương lai USDⓈ-M của mình. Trong trường hợp này, bạn sẽ phân bổ rủi ro từ 100-200 USD cho mỗi giao dịch. Nếu giao dịch thất bại, bạn sẽ chỉ mất 1-2% vốn trong tài khoản của mình.

4. Có chính kiến, lòng tin vững bền

Đây là yếu tố giúp phân biệt những nhà đầu tư nghiệp dư và những tay chơi chuyên nghiệp. Bạn sẽ phải kinh ngạc khi thấy sự lòng tin đã giúp họ tỏa sáng và thành công xuất sắc. Lòng tin ở đây được hiểu là sự tự tin vào năng lực chinh chiến của bản thân và còn là niềm tin về tiềm ẩn tăng trưởng trong tương lai của đồng xu tiền .

Nói cách khác, lập trường vững chãi là bộc lộ dễ thấy nhất ở lòng tin vững chắc. Các phi vụ góp vốn đầu tư tiền ảo thường được gọi là thanh toán giao dịch niềm tin, vì sẽ có những lúc bạn bị tác động ảnh hưởng bởi những lời phản bác hay mời gọi khi thấy được cái lợi trước mắt. Tuy nhiên, nếu bạn giữ vững lập trường của mình và nhìn thấy được đích đến của đồng xu tiền, bạn sẽ thành công xuất sắc .

Có chính kiến, lòng tin vững bền

Tuyệt đối đừng chạy theo khuynh hướng hay “ gió chiều nào theo chiều đó ”, người thành công xuất sắc là người luôn có lối đi riêng của chính mình. Nếu chưa, bạn hãy tạo cho mình một lối riêng.

5. Khai thác triệt để tác dụng của công nghệ

Vì toàn bộ những nhà đầu tư đều được đưa ra một bài toán như nhau, người biết tận dụng và khai thác triệt để những tiềm năng để tạo ra lợi thế cho mình sẽ là người giải được bài toán chuẩn xác và nhanh nhất. Các nhà đầu tư Futures thành công xuất sắc đều vận dụng những quy mô kỹ thuật công nghệ tiên tiến để ngày càng tăng năng lực cạnh tranh đối đầu trên thị trường .
Ví dụ như việc thanh toán giao dịch chuyên nghiệp bằng những mạng lưới hệ thống tự động hóa, trí tuệ tự tạo AI, sử dụng robot thay vì những phương pháp bằng tay thủ công, … sẽ hoàn toàn có thể giúp bạn nâng cao Xác Suất thành công xuất sắc khi tham gia góp vốn đầu tư .

Việc làm này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian quan sát, phân tích mà độ chính xác cũng như khối lượng công việc cũng được nâng cao đáng kể.

6. Đừng bao giờ bỏ ra nhiều hơn số tiền bạn có thể mất

Có một nguyên tắc đầu tư được xem là kim chỉ nam mà bạn nên luôn ghi nhớ: Đừng bao giờ bỏ ra nhiều hơn số tiền bạn có thể mất. Khi giao dịch với hợp đồng tương lai tiền mã hoá thì đặc điểm nhận biết đầu tiên cần lưu tâm là tính biến động mạnh.

Trong một thị trường đầy biến động, việc thua lỗ là điều rất dễ xảy ra, và giá có thể lên xuống trong một biên độ lớn chỉ trong vài khoảnh khắc. Việc bỏ ra nhiều hơn số tiền bạn có thể mất sẽ dễ đầy bạn vào con đường mất trắng. Vậy nên, bạn chỉ nên giao dịch với Hợp đồng Tương lai Tiền mã hoá bằng những khoản tiền trong khả năng đầu tư sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn khi đưa ra các quyết định. Một trader giỏi cần phải biết giữ những cảm xúc của mình và giao dịch có bài bản và hệ thống.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã thiết lập một chiến lược quản lý vốn và rủi ro đủ vững chắc để bảo vệ vốn của mình trong mọi thời điểm. Đừng quên áp dụng nguyên tắc chỉ mạo hiểm 1-2% số vốn cho mỗi giao dịch, và quan trọng nhất, hãy chuẩn bị tinh thần trước những thua lỗ và chấp nhận chúng như một phần của quá trình giao dịch hợp đồng tương lai.

7. Không giao dịch quá mức

Bất kỳ nhà đầu tư nào hoặc bất kỳ ai muốn giao dịch hợp đồng tương lai đều phải cẩn thận để đảm bảo rằng họ không rơi vào tình trạng giao dịch quá mức. Giao dịch quá mức xảy ra khi bạn có quá nhiều vị thế mở hoặc rủi ro về số vốn không cân xứng trong một giao dịch khiến toàn bộ danh mục đầu tư của bạn gặp rủi ro quá mức. Để tránh giao dịch quá mức, các trader phải tuân thủ kế hoạch giao dịch và thực hiện kỷ luật trong việc tuân thủ chiến lược đã hoạch định từ trước. Hầu hết các nhà giao dịch mới thường dễ dàng rơi vào “bẫy” giao dịch quá mức, và thường là do không kiểm soát được các cảm xúc như tham lam, sợ hãi và phấn khích.

Không giao dịch quá mức

Mặc dù các trader có thể thu lợi nhuận lớn từ việc mở nhiều vị thế, nhưng rủi ro mà các khoản lỗ có thể mang lại có thể gây thiệt hại không kém. Một cách để hạn chế thiệt hại từ tất cả các vị thế của bạn là đặt mức trần cho số vốn bạn có rủi ro tại bất kỳ thời điểm nào.

Ví dụ: nếu bạn có 25 vị trí trong danh mục đầu tư của mình và số tiền rủi ro cho mỗi vị trí là 1%, và thử tưởng tượng (hầu hết mọi tình huống đều có thể xảy ra trong thị trường crypto) rằng tất cả 25 vị thế sẽ đi ngược lại hướng bạn dự đoán cùng một lúc và gây ra khoản lỗ lớn 25% danh mục đầu tư.

Ngoài rủi ro trên mỗi giao dịch, bạn cũng nên xem xét số lượng rủi ro tích lũy trong toàn bộ danh mục đầu tư của mình, đây còn được gọi là tổng vốn rủi ro. Theo nguyên tắc chung, tổng số vốn rủi ro của bạn phải nhỏ hơn 10% danh mục đầu tư, có nghĩa là nếu bạn đang mạo hiểm 1% danh mục đầu tư cho mỗi giao dịch, thì số vị thế mở tối đa là 10.

Những tính năng độc đáo trên Binance Futures

Chế độ “Battle” của Binance Futures

Chế độ Chiến đấu của Binance Futures là tính năng cho phép người dùng so tài giao dịch với nhau để nhận điểm. Tính năng này kết hợp các yếu tố gaming và giao dịch tiền mã hóa bằng cách đặt 2 người tham gia vào một cuộc chiến để xem ai có lợi nhuận giao dịch cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định.

Luật chơi của Chiến đấu rất đơn giản. Người dùng chỉ cần dự đoán hướng biến động của giá Bitcoin trong vòng 5 phút tới bằng việc đưa ra quyết định là “Long” hay “Short”. Người chơi dự đoán hướng biến động ngược lại sẽ tự động được khớp với bạn.

Sau mỗi trận chiến, cả hai người chơi đều sẽ nhận được điểm bất kể kết quả thắng thua.

Chế độ “Battle” của Binance Futures

Bảng xếp hạng Binance Futures

Bảng xếp hạng Binance Futures là sự kết hợp giữa một mạng xã hội và hoạt động giao dịch tiền mã hóa, cho phép bạn xem và theo dõi các vị thế của những trader có thành tích giao dịch tốt nhất trên Binance.

Bảng xếp hạng Binance Futures

Bảng xếp hạng sẽ cho thấy top 100 trader đứng đầu Binance Futures theo ROI và P&L.

Dưới đây là minh họa trang tổng quan về một nhà đầu tư.

Bảng xếp hạng Binance Futures

Chuyển đổi tài sản

Chức năng Chuyển đổi tài sản của Binance cho phép bạn trực tiếp chuyển đổi tài sản trong ví Furtures ký quỹ bằng coin của mình mà không cần phải chuyển tiền đến thị trường Spot. Những tài sản được hỗ trợ chuyển đổi trực tiếp bao gồm:

  • Bitcoin (BTC)
  • Ethereum (ETH)
  • BNB (BNB)
  • Chainlink (LINK)
  • Cardano (ADA)
  • Polkadot (DOT)
  • Tron (TRX)
  • EOS (EOS)
  • Litecoin (LTC)
  • Bitcoin Cash (BCH)
  • Ripple (XRP)
  • Ethereum Classic (ETC)
  • Filecoin (FIL)
  • ….

Cross Collateral

Cross Collateral là một tính năng cho phép người dùng thế chấp tài sản mã hóa để vay các tài sản mã hóa khác.

Cross CollateralTính năng này cung cấp cho người dùng vay Tether (USDT) và sử dụng số tiền đã vay để giao dịch trên nền tảng Binance Futures.

Chức năng Cross Collateral của Binance Futures đang hỗ trợ những loại tài sản thế chấp sau:

  • BUSD
  • BTC
  • ETH

Tính năng Cross Collateral dành cho những ai không muốn nắm giữ stablecoin như USDT có thể thế chấp tài sản mã hóa của mình để tham gia vào thị trường Futures. Nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng tương lai mà không cần phải chuyển đổi tài sản sang USDT.

Bảo vệ giá

Bảo vệ giá là một tính năng giúp bảo vệ người dùng trong những trường hợp thị trường biến động dữ dội. Bảo vệ giá là tính năng bảo vệ lệnh Stop Loss và Take Profit của bạn khỏi những cú tăng giảm bất thường. Trong trường hợp Giá gần nhất và Giá đánh dấu đi lệch khỏi ngưỡng đã định, kích hoạt đồng thời cả lệnh Take Profit và Stop Loss, hệ thống sẽ ngăn không cho hai lệnh cùng bị kích hoạt.

Bảo vệ giá

Công cụ này đảm bảo người dùng sẽ có một trải nghiệm giao dịch công bằng và an toàn, ngăn không cho những thành phần xấu thao túng thị trường.

Những câu hỏi thường gặp về Binance Futures?

1. Nền tảng Binance Futures có an toàn không?

Có. Nền tảng này an toàn. Vì đây là 1 phần trong hệ sinh thái của Binance – là một trong các ông lớn của các sàn giao dịch tiền ảo. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện giao dịch về điều này.

2. Có nên sử dụng nền tảng Binance Futures không?

Theo ý kiến của mình là nếu những bạn nào đang có nhu cầu sử dụng đòn bẩy để giao dịch thì Binance Futures là một sự lựa chọn không tồi. Nhưng, đi kèm với lợi nhuận rất cao vậy mà thị trường giao dịch phái sinh mang lại thì rủi ro “cháy” cũng sẽ cao. Cần cân nhắc tham gia vì rủi ro cao đến túi tiền của bạn.

3. Binane Futures có các tính năng đặc biệt gì?

Binance Futures có 5 tính năng đặc biệt quan trọng :

  1. Chế độ battle trên sàn giao dịch.
  2. Bảng xếp hạng thành tích của nhà đầu tư.
  3. Tính năng chuyển đổi tài sản các loại tiền điện tử.
  4. Tính năng thế chấp và vay tài sản.
  5. Bảo vệ giá.

4. Phí giao dịch trên Binance Futures là bao nhiêu?

  • Tỷ lệ phí giao dịch thị trường giao ngay (Maker/Taker): 0,1000% / 0,1000%.
  • Phí giao dịch cho hợp đồng tương lai USDⓈ-M (Maker/Taker): 0,0200% / 0,0400%.
  • Phí giao dịch cho hợp đồng tương lai COIN-M (Maker / Taker): 0,0150% / 0,0400%.

5. Tiền ký quỹ ban đầu trong Binanance Futures yêu cầu bao nhiêu?

  • Số tiền ký quỹ ban đầu là số tiền tối thiểu bạn phải trả để mở một vị thế tín dụng.
  • Ví dụ: bạn có thể mua 1000 đồng BNB với số tiền ký quỹ ban đầu là 100 BNB (với đòn bẩy x10). Như vậy, số tiền ký quỹ của bạn sẽ là 10% tổng số tiền đặt hàng.

6. Thanh lý trong Binance Future xảy ra như thế nào?

Nếu giá trị tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, thì tiền trong tài khoản giao dịch tương lai của bạn có thể bị thanh lý.

7. Thanh lý hợp đồng trên Binance Futures có được không, mất phí không?

  • Bạn có thể chủ động đóng hợp đồng hoặc hợp đồng bị thanh lý do lỗ quá tỷ lệ đòn bẩy yêu cầu.
  • Nếu bị thanh lý, bạn sẽ phải chịu phạt: 0,5% x Phí giao dịch.

8. Trigger là gì trên sàn Binance futures?

Trigger được hiểu là giá khi hai lệnh Take-profit-limit và Take-profit-market được kích hoạt .

9. Có thể giao dịch coin nào trong hợp đồng giao dịch tương lai ở Binance futures?

Bạn hoàn toàn có thể thanh toán giao dịch những loại coin sau tại Binance futures : Bitcoin, Bitcoin cash, Ethereum, …

10. Tỷ lệ đòn bẩy ảnh hưởng như thế nào đến mức độ rủi ro?

Tỷ lệ đòn kích bẩy tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro đáng tiếc. Giá trị đòn kích bẩy càng cao, rủi ro đáng tiếc càng cao và ngược lại

Tổng kết

Qua bài viết Binance Futures là gì? Hướng dẫn chơi Future trên Binance chi tiết từ A-Z, mình hy vọng sẽ giúp các đọc giả hiểu thêm được về nền tảng giao dịch phái sinh Binance Futures. Ở thời điểm hiện tại, thị trường đang sideway và ít có những biến động cực lớn như những năm trước nên giao dịch phái sinh sẽ giúp các trader dễ dàng kiếm được lợi nhuận.

Đi kèm với lợi nhuận thì rủi ro của giao dịch hợp đồng là khá cao cho nên mình khuyên các bạn hãy cẩn trọng và trang bị đầy đủ kiến thức cho mình trước khi bước vào thị trường giao dịch phái sinh. Chúc các bạn thành công!

Đinh Trung Thành

Đinh Trung Thành

Tôi là một blogger, tôi thích viết & chia sẻ. Blog này chuyên chia sẻ kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp, marketing…Hãy bình luận cảm nhận của bạn về bài viết phía bên dưới nhé. Thanks
Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Scroll to Top

Đăng ký ngay tài khoản Binance để được

GIẢM 20% phí giao dịch.