Minigame Facebook trở thành một xu hướng viral mạnh mẽ, bởi lẽ, một trong những nền tảng mạng xã hội mạnh nhất hiện nay, đó chính là Facebook. Facebook là miếng bánh béo bở cho các doanh nghiệp nếu họ biết tận dụng và khai thác nó để tiếp cận đến tệp khách hàng tiềm năng. Mỗi ngày có khoảng 62 triệu người dùng hoạt động trên Facebook và cứ mỗi phút sẽ có thêm 400 người dùng mới.
Với những người chơi mới, lý do chính khiến họ bắt đầu chơi game trong thời kỳ đại dịch khá dễ hiểu, đó là vì họ có nhiều thời gian rảnh hơn (41%). Họ cũng chơi game vì những lý do khác nữa, chẳng hạn như tìm cách giải tỏa căng thẳng (16%). Một số người nói rằng họ bắt đầu chơi game vì thấy nó xuất hiện trên newfeed. (11%).
Mục tiêu triển khai Minigame Facebook để làm gì?
Trước khi xây dựng chiến dịch minigame, bạn cần phải biết rõ mình muốn gì, mục tiêu đặt ra phải cụ thể và rõ ràng.
Liệu có ai trong chúng ta nghĩ, Minigame Facebook được tạo ra để hình thành “phễu” thu hút khách hàng tiềm năng? Chính xác!! Tuy nhiên, đây là mục tiêu lớn nhất, và khi thực hiện, chúng ta cần phải chia nhỏ hơn để triển khai.
#1. Tạo Minigame để tăng like cho Fanpage
Với những page mới lập hoặc có lượt like, follow thấp, các bạn có thể tạo game để “bắt buộc khách hàng tự nguyện” like Fanpage. Những người like page của bạn thông qua chiến dịch game chính là nhóm bạn có thể target trực tiếp khi chạy quảng cáo. Sau đó, doanh nghiệp bạn có thể mở rộng ra là tệp khách hàng look a like – những người có hành vi và sở thích giống khách hàng bạn đã sở hữu.
#2. Tạo Minigames để xử lý hàng tồn kho
Xử lý hàng tồn kho là 1 trong những bản lĩnh của người kinh doanh, cách kết hợp với minigame để xử lý hàng tồn kho cũng là 1 cách hay. Hàng tồn thường là những mặt hàng khó bán, hàng hot trend trước đó bán chưa hết, hàng theo mùa…
Có rất nhiều cách để linh động xử lý, bạn có thể bán các mặt hàng này với giá rẻ hơn, hoặc kết hợp tặng kèm khi mua mặt hàng/hóa đơn có giá trị nhất định.
Tuy nhiên, thay vì tung ra các quảng cáo, các mẫu banner “SALE UP TO 50%”, “MUA 1 TẶNG 1”… chủ doanh nghiệp có thể dùng minigame để “nhử” khách.
Chơi game sẽ khiến khách hàng có lý do tương tác với bạn, đánh vào tâm lý thích may mắn khiến họ cảm thấy phấn khích. Đây là cách khiến khách hàng họ không nghĩ rằng “chắc không bán được nên mới tặng”…
Ví dụ hình ảnh bên dưới là một chiến dịch minigame facebook mình có tư vấn cho thương hiệu giày Smartmen. Mục tiêu chiến dịch này là xả hàng nhưng đã được tổ chức theo hình thức minigame rất thu hút và bắt mắt với thông điệp: “Mua giày theo giá bạn muốn”.
Chương trình đã chọn ra tầm 10 mẫu giày cần xả. Khi khách hàng tham gia chơi minigame sẽ có cơ hội mua giày giá bình thường khoảng 799k nhưng qua minigame có cơ hội sẵn giá 299k. Chiến dịch triển khai đã rất thành công và đã có 40% khách tham gia chơi minigame -> Khách mua hàng.
#3. Tạo Minigame để tương tác lại với khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, chắc hẳn cũng sẽ có 1 tệp khách hàng trung thành, họ sẵn sàng ủng hộ bạn. Hãy tạo 1 Minigames để tri ân, tặng quà cho họ. Đồng thời nhờ vào mối quan hệ đó, họ sẽ giới thiệu bạn bè sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn.
Nếu chọn ưu đãi tốt cho họ, thì ngoài việc khiến khách hàng khó có thể quên bạn, mà tỉ lệ giới thiệu và gia tăng tệp khách hàng hiện có của bạn không hề nhỏ.
15+ thể loại Minigame Facebook hút tương tác khủng
#1. Comment to win
Có 2 loại của minigame “comment to win” là dạng đề đóng và dạng đề mở.
1.1 Comment to win (dạng đề đóng)
Thị trường các thương hiệu kinh doanh online hướng đến chủ yếu là giới trẻ. Vậy nên hình thức tiếp cận cũng phải thật “trẻ”, phải cập nhật liên lục xu hướng xã hội, “bắt trend” để công chúng ghi nhớ.
Mục đích minigame facebook Comment to win (dạng đề đóng) là tăng nhận diện thương hiệu. Ví dụ như yêu cầu khách hàng lan truyền thông điệp của thương hiệu (share video clip để nhận quà, điền vào chỗ trống…), ghi nhớ hình ảnh sản phẩm (ghép hình, nối hình, tìm mảnh ghép thiếu), ghi nhớ tính năng nổi bật của sản phẩm…
Những minigame Comment to win dạng đề đóng như trắc nghiệm, đưa ra đáp án đúng nhất, matching… yêu cầu khách hàng thực hiện khá đơn giản, không cần nhiều nỗ lực để tham gia.
Khách hàng chỉ cần comment đúng đáp án. Thương hiệu có thể lựa chọn theo những tiêu chí như nhanh nhất, chậm nhất hoặc may mắn nhất để được phần quà.
Cách thức của minigame này vô cùng đơn giản:
- Thực hiện các yêu cầu của bài viết (like fanpage, share, tag bạn bè,…)
- Comment vào bài viết 1 đáp án theo yêu cầu hoặc chính xác nhất.
- Chờ kết quả.
1.2 Comment to win (dạng đề mở)
So với hình thức Comment to win đề đóng, loại game dạng đề mở đòi hỏi khách hàng tham gia “tốn” công sức hơn một chút để nhận được phần thưởng.
Như thế nào là Comment to win dạng đề mở? Với dạng đề mở, doanh nghiệp yêu cầu khách hàng comment trải nghiệm của họ về sản phẩm, comment một kỉ niệm đáng nhớ về doanh nghiệp hoặc thử sức sáng tạo bằng việc đối đáp, làm thơ… Những comment ấn tượng, nhiều like nhất thì sẽ được nhận phần quà!
Mục đích dạng comment to win (dạng đề mở) nhằm tạo thêm sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa doanh nghiệp với khách hàng. Qua minigame này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập phản hồi, ý tưởng… tạo một nơi cho khách hàng “tự nguyện” sáng tạo nội dung và dễ dàng để doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến khách hàng. Dạng minigame comment to win ứng dụng động lực được sáng tạo và phản hồi trong 8 động lực gamification của Yu-kai Chou. Bạn có thể đọc thêm bài viết: Mô hình phân tích Game hóa Octalysis của Yu-kai Chou thay đổi thế giới
Động lực sáng tạo và phản hồi là trao cho khách hàng quyền sáng tạo và tiếp nhận những phản hồi từ họ, từ đó doanh nghiệp hoàn thiện trò chơi tốt hơn. Comment to win (dạng đề mở) khuyến khích họ chia sẻ, thỏa sức sáng tạo với những câu chữ hài hước, hóm hỉnh… mang lại sự giải trí cho khách hàng và doanh nghiệp đạt được lượng tương tác, truyền tải được thông điệp.
Ưu điểm của Comment to win:
- Cách thức tổ chức đơn giản, ít chi phí.
- Comment to win không yêu cầu nội dung hấp dẫn, hình ảnh thu hút hay kỹ thuật mang độ khó cao. Điểm thu hút ở hình thức minigame này nằm ở giá trị của phần thưởng.
- Sử dụng nhiều lần không gây nhàm chán cho khách hàng.
- Tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp qua nhiều hình thức, tùy độ linh hoạt của người tổ chức. Ví dụ như sử dụng phần thưởng là sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp, yêu cầu tag tên bạn bè đi kèm trong bình luận… Nhờ vậy, thương hiệu được viral một cách hoàn toàn tự nhiên bằng minigame.
Nhược điểm của Comment to win:
Nếu bạn đang muốn thực hiện minigame Comment to win cho thương hiệu của mình thì cân nhắc các nhược điểm sau đây nhé:
-
- Số lượng bình luận khá lớn so với khả năng kiểm duyệt bằng thủ công, chưa kể đến còn phải kiểm tra khách đã thực hiện đủ các bước yêu cầu hay chưa.
- Khách hàng có thể edit comment mà vẫn giữ nguyên thời gian bình luận trước đó gây kém minh bạch cho game.
- Trùng lặp bình luận, số lượng quà không nằm trong tầm kiểm soát của thương hiệu, dễ gây vượt ngân sách cho chiến dịch.
- Kiểm soát dữ liệu khó khăn, khó thực hiện remarketing sau này.
Lưu ý khi triển khai minigame Comment to win:
- Cân bằng giữa quà tặng hấp dẫn và mang tính chất của doanh nghiệp.
- Minh bạch kết quả (nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức livestream quay số trực tiếp kết quả trúng thưởng để tránh những khiếu nại không đáng có)
- Khách hàng có thể edit comment mà vẫn giữ nguyên thời gian bình luận trước đó gây kém minh bạch cho minigame.
- Số lượng bình luận khá lớn so với khả năng kiểm duyệt bằng thủ công. Đồng thời đảm bảo kiểm tra khách đã thực hiện đủ các bước yêu cầu hay chưa.
- Trùng lặp bình luận, số lượng quà không nằm trong tầm kiểm soát của thương hiệu, dễ gây vượt ngân sách cho chiến dịch.
- Kiểm soát dữ liệu khó khăn, khó khăn trong việc lưu trữ.
Tuy vậy, nếu có đủ nguồn lực và khả năng kiểm soát rủi ro thì đây hẳn là một ý tưởng minigame hút tương tác cực kỳ hiệu quả cho Fanpage của bạn đấy!
Lướt 1 vòng facebook, bạn sẽ không khó để thấy được hàng loạt fanpage sử dụng hình thức minigame này.
#2. Vòng quay may mắn
Khác hẳn với dạng Comment to win ở phần trên, nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng minigame vòng quay may mắn
Vòng quay may mắn là một trong những định dạng game hay, đơn giản, dễ ứng dụng nhất cho nhiều hình thức phát hành game khác nhau. Đặc biệt, hình thức game này có thể được nhúng trên đa nền tảng: Website, Facebook, Zalo, YouTube, Instagram, Live stream, tại điểm bán, sự kiện…
Đây là một dạng mini game có thể marketing được cho nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều ngành hàng
Các phần thưởng sẽ được tùy biến để phù hợp với yêu cầu của nhãn hàng. Việc xác định phần quà tặng cho khách hàng sẽ phụ thuộc vào mục đích triển khai chiến dịch minigame. Tuy nhiên, phần thưởng hầu hết sẽ là những voucher mang tính chuyển đổi tốt.
Mỗi khách hàng khi chơi game vòng quay, họ đều có tâm lý thích may mắn. Đây là yếu tố then chốt, các nhãn hàng có thể dựa vào điều này để xác định quà tặng và tỉ lệ trúng.
Thông thường, quy trình chơi game vòng quay cơ bản như sau:
- Bước 1: Để lại bình luận trên bài đăng giới thiệu minigame
- Bước 2: Vào messenger để chơi game, điền thông tin và xác nhận quà tặng.
- Bước 3: Có thể chia sẻ công khai hoặc mời bạn bè để nhận thêm lượt quay..
Vòng quay may mắn được xem là mẫu minigame dễ chơi – dễ trúng bậc nhất. Tuy nhiên, nếu bạn triển khai không có sự hỗ trợ của các đơn vị kinh nghiệm và chuyên nghiệp, khả năng quá tải và khó kiểm soát khi chiến dịch diễn ra sẽ tạo ấn tượng xấu trong mắt khách hàng.
#3. Comment số
Mini game này sẽ giúp bạn câu tương tác rất tốt. Người chơi sẽ bình luận con số bất kì từ 0 – 1000. Sau đó, bạn có thể áp dụng trao thưởng dựa trên kết quả chương trình đi kèm (đá banh, chọn con số may mắn,…).
Kiểu game Dự đoán tỉ số (dành cho các mùa bóng, các trận đấu nổi bật…)
Đây là một chiến dịch minigame dự đoán tỷ số bóng đá World Cup trận Việt Nam với UAE. Người chơi sẽ phải dự đoán tỷ lệ, số người đoán giống bạn để có cơ hội trúng áo Polo đến từ Biluxury trị giá 500k.
#4. Mở quà
Game mở quà cũng là một dạng giúp doanh nghiệp thu hút sự tham gia của khách hàng. Game này bạn có thể triển khai để “tặng quà” tri ân khách hàng cũ để kích thích họ quay lại mua hàng, sử dụng dịch vụ nhiều hơn.
Không chỉ cứng nhắc đóng gói trong hình thức mở hộp, bạn có thể “biến tấu” nó linh hoạt để bắt kịp xu hướng, ví dụ như minigame “Chọc covid”, “Đập lu”, “Đập bóng”… Các game này đều chung bản chất, tuy nhiên nó sẽ khác ở cách thể hiện, giao diện nhằm tránh sự trùng lặp và gây nhàm chán cho khách hàng.
#5. Rung cây/Lắc cây
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến đại hội lắc xu của của Shopee và nó thu hút hàng trăm ngàn người tham gia. Vậy tại sao bạn không để cho khách hàng của bạn có thể trải nghiệm cảm giác này ngay trên chính Fanpage của bạn? Bạn có thể tạo các chiến dịch game rung cây, lắc cây để tặng quà tri ân khách hàng.
Dưới đây là một chiến dịch mình có tư vấn cho OnOff triển khai minigame với chủ đề: “Mẹ bầu xinh – Rinh quà tặng” với mục tiêu thu hút những khách hàng mẹ bầu nhân dịp ra mắt sản phẩm mẹ bầu mới.
Hình thức này tuy quen thuộc, nhưng chưa có quá nhiều đơn vị ứng dụng. Bởi vậy, đây có thể sẽ tạo nên dấu ấn riêng biệt của bạn trong mắt khách hàng của mình.
#6. Nhanh tay nhanh mắt
Đối với hình thức này bạn có thể sử dụng những hình ảnh, đồ vật,… tạo nên chuyển động hoán đổi hoặc biến mất, sau đó cho người chơi đoán, tìm đồ vật.
Chính vì vậy, trò chơi này sẽ khiến mọi người cảm thấy tập trung và thú vị với những hình ảnh đó. Cuối cùng yêu cầu người chơi chia sẻ kết quả để nhận phần thưởng.
#7. Giải đáp câu đố
Hình thức mini game giải câu đố trúng thưởng là trò chơi kinh điển trong game trí tuệ. Bạn cần soạn bộ câu hỏi có nội dung liên quan sản phẩm/ dịch vụ và kích thích người chơi tìm lời giải đúng để nhận phần thường. Các hình thức trò chơi Mini game có thể tùy chọn như sau:
#8. Mini Game tìm điểm đặc biệt
Bạn có thể tạo trò chơi như: hai tấm hình tương tự nhau, các đồ vật xen kẽ nhau trong đó có sự khác nhau hoặc thiết kế những hình ảnh dạng 360 độ,… kêu gọi người chơi tìm ra đồ vật, nội dung bạn muốn truyền tải. Cuối cùng, yêu cầu người chơi comment kết quả, tag người thân để nhận quà từ bạn.
#9. Minigame ghép hình
Bạn chọn một tấm hình liên quan đến sản phẩm nào đó hoặc thương hiệu. Sau đó “cắt” thành nhiều phần nhỏ rồi yêu cầu người chơi xếp lại hoàn chỉnh. Khi đăng lên Facebook, người chơi chỉ cần comment bên dưới bài post để đưa ra đáp án của mình. Để tăng thêm độ khó và tính tương tác, bạn cũng có thể áp dụng thêm luật chơi dự đoán số may mắn.
Khi đăng lên Facebook, người chơi chỉ cần comment bên dưới bài post để đưa ra đáp án của mình. Để tăng thêm độ khó và tính tương tác, bạn cũng có thể áp dụng thêm luật chơi dự đoán số may mắn.
Ngoài ra, mẫu minigame còn có thêm một biến thể thú vị là tìm mảnh ghép còn thiếu. Bạn chỉ cần khoét một (hoặc một vài) mảnh ghép trong bức hình, sau đó đưa ra các mảnh ghép để người chơi tìm xem đâu là mảnh ghép chính xác.
#10. Minigame toán học
Bạn muốn tăng độ khó để minigame thêm phần kịch tích? Hãy thử sử dụng dạng game toán học. Hãy quy ước những sản phẩm của mình với một số nào đó tương ứng và xếp phép tính cộng trừ hoặc nhân chia.
Sự kịch tính nằm ở chỗ người chơi phải tự suy luận ra con số tương ứng với sản phẩm, thực hiện phép tính và đưa ra kết quả cuối cùng. Đây là dạng minigame tương tác hiệu quả vì rất dễ tạo tranh luận giữa những người chơi, vì chỉ cần sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến đáp án khác nhau. Đây cũng là một cách để giới thiệu sản phẩm rất thú vị.
#11. Minigame mê cung
Bạn còn nhớ dạng game tìm đường đến đích không? Tuy khá mất thời gian để tìm ra con đường đúng nhất nhưng vì tham gia minigame nhận quà nên người chơi vẫn rất hào hứng.
Ở dạng minigame này, bạn có thể tận dụng hình ảnh sản phẩm của mình để đặt ở đích đến. Hãy xem qua ví dụ của Shopee ngay dưới đây.Đích đến sẽ là sản phẩm của bạn, hoặc voucher mua hàng giá hời… để kích thích người tham gia nhiều hơn.
#12. Minigame giải ô chữ
Giải ô chữ minigame trúng thưởng được xem là trò chơi kinh điển trong làng game trí tuệ. Bạn cần soạn bộ câu hỏi có nội dung xoay quanh sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và sắp xếp chúng thành một hàng ngang hay dọc có ý nghĩa (thường là tên thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ).
Ví dụ đây là một minigame chào hè của ngân hàng ACB, khách tham gia đoán đúng sẽ có cơ hội nhận ngay voucher điện thoại 100k đi kèm với các thể lệ và luật chơi đơn giản.
Tập đoàn Hoa Sen khi ra mắt sản phẩm mới cũng khéo léo sử dụng minigame trong chiến dịch marketing để quảng bá sản phẩm mới của mình đến với khách hàng với chi phí marketing 0 đồng.
Nhà sách Nhân Văn nhân dịp 1 sự kiện đặc biệt cũng tổ chức minigame giải đáp ô chữ với chủ đề “Đoán ô chữ ngay – Bắt sự kiện hay”. Khách tham gia chơi có cơ hội được nhận sách miễn phí hoặc một số phần quà có giá trị khác.
#13. Minigame Facebook ghép đôi
Nếu bạn sắp ra mắt một sản phẩm mới và muốn khách hàng ghi nhớ hình ảnh, tên gọi của sản phẩm thì minigame ghép đôi là lựa chọn đáng cân nhắc. Hãy tráo lộn xộn sản phẩm và tên gọi của chúng, sau đó yêu cầu người chơi ghép đôi cho đúng. Xem ngay minh họa bên dưới để hiểu thêm về dạng minigame này.
Một thương hiệu mỹ phẩm cũng khéo léo sử dụng minigame ghép đôi để truyền tải một thông điệp nào đó có liên quan đến sản phẩm giúp khách hàng muốn tương tác và tham gia để nhận quà.
#14. Đổi avatar
Minigame trên Fanpage này rất đơn giản: Bạn chỉ cần tạo một khung avatar theo thương hiệu doanh nghiệp. Sau đó kêu gọi người chơi tham gia như: Đổi avatar nhận quà kèm một số điều kiện như share chế độ công khai, thêm hashtag chương trình,… hoặc áp dụng trò chơi tag trên Facebook để thu hút nhiều người hơn.
#15. Vẽ thêm
Những tấm hình vui nhộn chưa hoàn chỉnh, cũng là hình thức giúp bạn tăng tương tác, như cách mà Grab đã triển khai.
#16. Dự đoán sản phẩm/dịch vụ mới
Bạn có thể tận dụng mini game nhằm thu hút người dùng về sản phẩm/dịch vụ sắp ra mắt. Đồng thời, qua đó thống kê được nhu cầu thực sự người dùng quan tâm đến sản phẩm của bạn. Hãy xem qua ví dụ của ANESSA sau đây:
#17. Minigame điền vào chỗ trống
Dạng game này được dùng nhiều vào dịp Tết dưới hình thức viết câu đối. Bạn hãy cho sẵn một vế, người chơi viết vế còn lại. Bằng cách này, bạn vừa lan tỏa giá trị trong cộng đồng, vừa tạo ra hình ảnh gần gũi với khách hàng.
Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho câu slogan theo mùa thì câu trả lời của người chơi chính là nguồn tư liệu tham khảo vô cùng phong phú.
Về hướng triển khai, bạn có thể tạo minigame dưới dạng bài post Fanpage, hoặc thiết kế riêng một landing page dành riêng cho việc điền câu đố, thành phẩm cuối cùng là một bức ảnh có câu đối hoàn chỉnh, người chơi có thể share về fanpage hoặc gửi tặng người thân, bạn bè. Ngoài ra, các ngày lễ lớn trong năm như 14/2, 8/3, 20/11… cũng là dịp phù hợp để thực hiện minigame điền vào chỗ trống.
Tùy vào mục đích của mình, nhà kinh doanh sẽ lựa chọn những hình thức game khác nhau để triển khai. Nếu đơn giản chỉ muốn tăng tương tác, thu hút follow, bạn có thể triển khai game ghép hình, game điền vào chỗ trống, comment to win… Còn nếu mục đích của bạn là giới thiệu sản phẩm mới, tăng doanh số, bạn có thể cân nhắc game vòng quay may mắn, mở quà, rung cây…
#18. Bình chọn
Bạn có thể tạo ra mini game cho khách hàng bình chọn A hoặc B, các nội dung có thể liên quan đến: Những loại sản phẩm, logan, hình ảnh doanh nghiệp… Người dùng sẽ comment chọn đáp án họ thấy phù hợp và thích nhất.
Sau đó, bạn có thể linh hoạt trao giải dựa trên việc áp dụng kết quả tất cả bình luận. Và chọn ra người may mắn nhất để trúng thưởng. Đây cũng là phương pháp marketing sản phẩm mới hiệu quả.
#19. Hãy tag những người bạn
Đây cũng là một trong những ý tưởng giúp tăng tương tác cao. Và giúp page của bạn nhận được nhiều like, quan tâm hơn.
- Hãy chơi những trò kiểu như: Viết một chữ cái lên một bức ảnh. Và kêu gọi mọi người tag người bạn của họ vào. Hay kiểu “kháy bẩn bựa”: Tag @T để xem trong list friends của bạn thằng nào chơi dở còn hay đòi gánh team.
- Khi người dùng tương tác có thể kéo theo những người bạn trong list friends của họ. Những người chưa like fanpage, khi đó lượt like trang của bạn chắc chắn sẽ tăng đáng kể.
#20. Điền vào chỗ trống
Cách triển khai game này cũng cực kỳ đơn giản. Bạn chọn ra một câu hỏi thật hay, vui… và chừa lại một chỗ trống để người chơi comment câu trả lời. Hoặc bạn có thể tổ chức chơi trò nối từ, đối thơ…
Đây là một ý tưởng minigame cho Fanpage khá thú vị. Nó là một cách hay để tăng tương tác trên Fanpage đồng thời tạo tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đừng đặt những câu hỏi, cụm từ mang tính hack não nhé. Hãy lựa những câu hỏi hài hướng, dễ và nhiều đáp án để thu hút lượng người tham gia nhiều hơn.
#21. Trở về tuổi thơ
Những doanh nghiệp bán đồ lưu niệm, quà tặng hoặc những sản phẩm mang tính hoài niệm cao có thể sử dụng cách này để thu hút tương tác trên fanpage. Bạn có thể sử dụng những hình ảnh, đồ vật, dụng cụ, đồ chơi cách đây vài chục năm. Đây là vũ khí sắc bén và tinh tế đánh vào tâm lý chung của người dùng.
Mọi người sẽ cảm thấy như về lại tuổi thơ thú vị của họ với những hình ảnh đó. Nhất là những hình ảnh mang tính chất so sánh “Ngày ấy và Bây giờ”. Từ đó, tạo nên sự thích thú với người chơi và kéo tương tác cực hiệu quả. Chính những hình ảnh này sẽ thôi thúc họ tương tác một cách tự nguyện (like, share, comment, tag bạn bè…). Nhờ đó, độ viral của thương hiệu cũng tăng lên.
#22. Tự đặt tên cho hình
Với một tấm hình vui nhộn, troll hay một hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc… bạn đã có thể tổ chức một mini game câu tương tác cho Fanpage.
Hãy đăng tải chúng và chờ người chơi trả lời. Cách này có thể thu hút được nhiều người tham gia, tuy nhiên nếu muốn tìm nhóm khách hàng “chất”, trò chơi này sẽ không đáp ứng được.
#23. Nào cùng “show” hàng
Nghe có vẻ táo bạo nhưng đây là cách để khách hàng ghi nhớ một sản phẩm nào đó. Trò chơi này thích hợp với những doanh nghiệp đang muốn truyền thông cho sản phẩm mới.
Bạn có thể show hàng chính sản phẩm của Page mình bằng cách: Hỏi fans, kêu gọi fans show những sản phẩm mà họ đã mua tại page của bạn. Một hình thức không chỉ câu tương tác cho Fanpage. Mà qua đây, bạn còn nhận được không ít câu hỏi và đơn hàng từ bài viết.
Hoặc không, nếu mục đích của bạn chỉ đơn thuần là tăng tương tác cho fanpage, bạn có thể đưa ra những yêu cầu troll hơn, ví dụ như: show ảnh thứ n trong album điện thoại, show ảnh đứa bạn thân…
#24. Hỏi cảm nhận về thương hiệu/ sản phẩm.
Không hẳn là một mẫu mini game. Nhưng đây là một cách hay ho để tăng tương tác cho Fanpage.
Lưu ý khi triển khai Mingame Facebook
Bạn cần đặt mục tiêu cụ thể cho số lượng người chơi, khách mua hàng, số like, số lượng share, tương tác với khách hàng… trước và sau khi tổ chức game. Điều này sẽ giúp bạn có thể đánh giá được hiệu quả chiến dịch và rút kinh nghiệm cho những chiến dịch sau.
Bảng bên dưới là bảng mẫu mình có sử dụng để tư vấn triển khai minigame cho các doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo. Một số nội dung bạn cần biết trong quá trình triển khai minigame như: số người chơi, số người nhận quà, tỷ lệ % người chơi minigame chuyển đổi thành khách mua hàng, doanh thu từng ngày.
Chỉ khi bạn làm bảng báo cáo chi tiết hàng ngày như thế này khi kết thúc chiến dịch bạn mới biết mình cần tối ưu ở đâu nhằm tổ chức chiến dịch minigame lần sau được tốt hơn. Hãy làm việc bằng số liệu thay vì cảm tính, điều này cực kỳ quan trọng giúp bạn tối ưu cả marketing và bán hàng nữa.
Xây dựng Minigame theo nguyên tắc “Ai cũng có thể chơi dễ dàng”
Minigame Facebook chỉ là đầu phễu, chưa cần đặt quá nặng về doanh số, và vấn đề đặt ra là làm thế nào để hút nhiều người chơi nhất. Nhiều người tham gia đồng nghĩa với việc họ phải hiểu cách chơi như thế nào, luật chơi phải đơn giản nhất có thể.
Tùy vào nhóm đối tượng mục tiêu của chiến dịch game, bạn sẽ đặt ra những luật chơi tùy biến khác nhau. Ví dụ, bạn bán quần áo cho độ tuổi trung niên, hoặc lớn tuổi… nếu đặt quá nhiều yêu cầu sẽ biến thành trở ngại với họ, làm hạn chế số người tham gia.
Hãy đưa ra những yêu cầu siêu đơn giản, siêu dễ làm để bất cứ ai cũng có thể tham gia trò chơi có thưởng của bạn. Càng nhiều người tham gia bạn và cửa hàng của bạn sẽ càng nổi.
Ví dụ: BrandA sẽ mở đợt khuyến mãi cho 20 khách hàng may mắn, giảm ngay 70% gói dịch vụ nếu bạn …
- Like page, comment 1 số bất kì và tag 5 người bạn của mình vào bên dưới ảnh.
- Share ảnh về tường của bạn và để chế độ mở.
- Chờ đợi may mắn sẽ được công bố sau 24h.
Game của bạn cũng nên dễ nhớ dễ tìm để khách hàng có thể tìm thấy bạn bất cứ lúc nào. Muốn được như vậy, bạn hãy sử dụng các hashtag (#) liên quan.
Bạn không những biến minigame của bạn trở nên đặc biệt trong mắt người mua mà còn giúp bạn dễ dàng đánh giá kết quả sau đó.
Dưới đây mình sẽ chia sẻ một vài mẹo để tạo hashtag nhé!
- Chọn từ liên quan tới thương hiệu của bạn. Ví dụ: tên cửa hàng là Đẹp Spa, bạn sẽ tạo hashtag là: #depspa
- Chọn từ dễ đọc, dễ nhớ. Ví dụ: #giamgia, #khuyenmai…
- Chọn từ trending (phổ biến), đừng sợ hashtag này khiến minigame của bạn lu mờ. Ngược lại, nó sẽ giúp nhiều người biết tới bạn hơn. Ví dụ: #giveaway #sales50% #minigame
Phần quà là yếu tố thu hút then chốt
Bạn có chắc là khách hàng của bạn thích giải thưởng đó chứ? Đó là câu hỏi các bạn cần phải đặt ra trước khi triển khai các chiến dịch minigame facebook.
Sức hút của Minigame không chỉ nằm ở nội dung, mà phần thưởng còn đóng vai trò then chốt để thu hút sự tham gia của khách hàng. Điều khách hàng mong muốn là những phần quà. Hãy chắc chắn rằng giải thưởng đó làm khách hàng mục tiêu của bạn thích và bỏ công sức để tham gia giật giải.
Tuy nhiên, nên chú ý phần thưởng phải thật và chất lượng chứ không phải đôn giá lên hoặc kém chất lượng. Đây là điều tối kỵ. Trước khi tổ chức minigame, bạn nên tham khảo xem sản phẩm nào bạn đang hot hoặc bạn hàng của mình có món nào đang bắt trend không để mua lại và làm mồi nhử khách hàng mới.
Vài TIP dành cho bạn:
- Hãy tặng một món quà lớn (có giá trị lớn) hoặc nhiều món quà nhỏ (có giá trị tương đương món quà lớn)
- Chụp những bức ảnh đẹp nhất của giải thưởng để thu hút khách hàng
- Chú thích màu sắc, hình dạng, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo độ tin cậy
Bảng đề xuất phần thưởng bạn có thể tham khảo, trong bảng này bạn sẽ thấy mình chia phần thưởng ra làm 3 nhóm:
- Nhóm phần thưởng thu hút: Là phần thưởng mồi khiến khách hàng cảm thấy hứng thú khi tham gia minigame. Thường là món quà có giá trị cao nhưng tỷ lệ trúng thấp.
- Nhóm phần thưởng chuyển đổi: Là voucher, mã giảm giá. Những phần thưởng sẽ là công cụ đắc lực để giúp chúng ta có lý do bán hàng. Thường là tỷ lệ cao và người chơi trúng cũng cao.
- Nhóm phần thưởng vui vẻ: Phần thưởng để tăng tâm lý vui vẻ cho người chơi như: bạn đã mất lượt, chúc bạn may mắn.
Hãy linh động thiết kế ra những phần quà có thu hút nhằm thu hút tỷ lệ khách tham gia chơi nhiều nhất. Mục tiêu cuối cùng bạn vẫn phải chuyển đổi được “Khách chơi minigame” -> “Khách mua hàng” khi đó chiến dịch minigame mới thành công đúng nghĩa.
Tận dụng các kênh để truyền thông minigame sắp diễn ra trên Fanpage
Minigame có lượng truy cập, tham gia càng lớn thì kết quả sẽ càng cao. Bạn sẽ quảng cáo truyền thông chương trình minigame qua các kênh nào?
- Up lên Facebook cá nhân của bạn nếu bạn có một lượng khách hàng theo dõi.
- Nếu có cửa hàng Offline, có thể triển khai QR Code để thu hút khách hàng đến cửa hàng.
- Nếu Fanpage có lượng khách nhắn tin nhiều, bạn có thể tận dụng nhắn tin tương tác lại với khách cũ.
- Bạn cũng có thể chia sẻ chương trình minigame lên các group facebook, zalo bạn làm quản trị viên hoặc có quyền.
- Bạn cũng có thể kết hợp chạy quảng cáo: Facebook, Instagram, Google….
Hãy tận dụng tối đa các kênh truyền thông, quảng cáo trong khả năng của bạn để quảng bá chiến dịch của mình. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận hơn.
Thống kê lại hiệu quả sau minigame
Sau khi triển khai minigame, cho dù thành công hay thất bại, bạn vẫn cần thống kê chi tiết thành những con số. Từ đó bạn sẽ nhìn được khuyết điểm, thiếu sót (nếu làm chưa tốt), những thành quả đạt được, có thể nâng cao hơn trong chiến dịch sau không (nếu tốt). Những con số này sẽ cung cấp cho bạn bài học kinh nghiệm đắt giá, một cái nhìn trực diện nhất.
Tổ chức các minigame trên Facebook nên được tiến hành nhiều lần, vào những dịp phù hợp để tăng ĐIỂM CHẠM với khách hàng.
Đây là những câu hỏi bạn nên hỏi bản thân sau khi minigame kết thúc:
- Bạn đã chọn đúng kiểu cho minigame chưa?
- Thời gian, thời điểm tổ chức mini game có phù hợp?
- Bạn đã thu hút được đúng đối tượng khách hàng chưa?
- Quà của bạn đã đủ cuốn hút khách hàng?
- Đâu là kênh tốt nhất để marketing sản phẩm?
- Bạn đã giải thích luật chơi dễ hiểu?
Tùy vào kết quả mỗi câu hỏi mà bạn có thể đưa ra mục tiêu mới cho minigame tiếp theo.
Lưu ý khi tổ chức Minigame Facebook
Để một bài viết giới thiệu chương trình game hấp dẫn, bạn cần sáng tạo và có cách thể hiện khác biệt, cuốn hút. Nội dung cần đảm bảo các tiêu chí như sau:
- Thiết kế hình ảnh đẹp đẽ bắt mắt.
- Có traffic để đẩy minigame.
- Rõ ràng, xúc tích, ngắn gọn giúp cho khách hàng vừa đọc là có thể hiểu được nội dung luật chơi.
- Cho khách hàng biết được giá trị của phần quà như thế nào để có độ tin tưởng cao về bạn.
Một chiến dịch minigame hoàn chỉnh sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Tiêu đề của game, tên game.
- Hướng dẫn cách chơi game.
- Giới thiệu phần thưởng và thời gian.
- Những quy định và lưu ý khi tham gia.
Hãy tham khảo của đối thủ cùng ngành, phân khúc sản phẩm của bạn xem họ đang làm như thế nào từ đó bạn có thể học hỏi và làm tốt hơn.
Lời kết
Đến đây bạn đã chọn cho mình ý tưởng để triển khai Minigame Facebook rồi chứ?
Với tất cả nội dung mình gửi đến bạn qua bài 25+ Minigame Facebook giúp bạn Tăng tương tác, Khách hàng, Doanh số này, mong rằng bạn sẽ tổ chức được một mini game hấp dẫn, mang lại nhiều hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng doah thu nhé!
Nếu bạn có thắc mắc, cần mình tư vấn đừng ngần ngại inbox mình hoặc bình luận phía bên dưới mình sẽ tư vấn giải đáp cho các bạn. Chúc bạn thành công!